Phân tích Sức hấp dẫn của truyện ngắn Hai đứa trẻ (hay, ngắn gọn)



Đề bài: "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là một thiên truyện ngắn không có cốt truyện, nhưng lại hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ. Anh (chị) cảm nhận điều gì đã làm nên sức hấp dẫn và gợi lên trong lòng người đọc chúng ta những suy nghĩ gì về những cảnh đời cũ (trước Cách mạng tháng Tám)?

Bài giảng: Hai đứa trẻ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Dàn ý

Yêu cầu chung

   - Phải hiểu rằng Thạch Lam là cây bút tài hoa trong nhóm "Tự lực văn đoàn", ông thành công và mở đường cho lối viết truyện ngắn không có cốt truyện (hoặc cốt truyện thật đơn giản).

   - Tuy được xem là nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn, nhưng cũng có truyện thiên về hiện thực. Truyện Hai đứa trẻ lại hòa quyện giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực.

   - Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình, được Thạch Lam thể hiện nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực quẩn quanh, tàn lụi, bế tắc trong xã hội cũ (trước Cách mạng tháng Tám). Đồng thời, ông thể hiện sự trân trọng với những ước mong vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Yêu cầu cụ thể

a. Hai đứa trẻ là truyện ngắn không có cốt truyện.

   - Chỉ là một buổi chiều tôi ở phố huyện nghèo nàn, tăm tối với tiếng trống thu không rời rạc và cảnh chợ chiều hiu hắt.

   - Chỉ là một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác Xẩm lê la trên đất cát, một bà già điên nghiện rượu, hai chị em Liên và An thu dọn hàng rồi chờ chuyến tàu khuya.

   - Không có tình huống gay cấn, éo le và chẳng có xung đột gì.

b. Truyện Hai đứa trẻ hấp dẫn và gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ:

+ Sức hấp dẫn của truyện.

   - Thiên nhiên, cảnh vật một miền quê nghèo hiện lên thật buồn nhưng cũng rất đỗi yên ả, hiền hòa và trữ tình.

   - Truyện lôi cuốn người đọc là những mảng tối tràn ngập vây quanh những cuộc đời tội nghiệp thành nỗi ám ảnh thao thức lòng người.

   - Truyện lôi cuốn người đọc bằng chi tiết ngọn đèn dầu leo lét của chõng trước nhà chị Tí lặp lại đến những bảy lần gây ấn tượng và giàu ý nghĩa tượng trưng.

   - Nổi bật nhất là nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Liên lúc chờ đoàn tàu khuya.

   - Lối kể chuyện nhẹ nhàng, duyên dáng, điềm tĩnh, đằm sâu và khắc khoải.

+ Truyện đã gợi cho người đọc những suy nghĩ.

   - Truyện như một bài thơ trữ tình đầy xót thương về những con người nhỏ bé, khắc khổ và lay lắt trong xã hội cũ.

   - Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của thiên truyện không chỉ mong muốn mang đến một đời sống vật chất no đủ mà mang đến một thế giới tinh thần ấm áp.

   - Tác giả còn muốn lay tỉnh những tâm hồn đang khắc khoải, uể oải, đang lụi tắt hướng đến cuộc sống có ý nghĩa hơn.

   - Tác giả đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần và trân trọng dẫu cho đó là ‘ước vọng mơ hồ" vươn đến ánh sáng cuộc đời của những đứa trẻ đáng thương trong xã hội đầy bóng tối nô lệ trước Cách mạng tháng Tám.

   - Truyện đã để lại nhiều dư vị, dư âm ấm áp tình người, tình đời.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:


hai-dua-tre.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học