Top 4 Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân, nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp đã bao lần chẳng quản ngại đến những vùng đất xa xôi, quay về “lục xới” cả một thời vang bóng để ghi lại những cảnh đẹp, người đẹp của đất nước mình. Trước Cách mạng tháng Tám – 1945 của thế kỉ trước, ông có mang trong mình chút u uất, chút ngông, chút tàn dư của thời đại cũ để “xê dịch” và khắc họa nên chân dung những con người tài hoa bất đắc chí. Trong đó phải kể đến Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù, tuýp nhân vật như thế được Nguyễn Tuân đưa lên trang sách của mình với bao niềm ngưỡng vọng, tiếc nuối và đầy ấn tượng. Một trong những điều ấy, phải kể đến cái cách Huấn Cao đối xử vô cùng đặc biệt với viên quản ngục. Đó còn được gọi là thái độ “bất thường” của một kẻ tử tù với một tên cai tù mà người đọc khó có thể quên.
Nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng cốt truyện Chữ người tử tù dựa trên một tình huống đầy éo le, kỳ lạ. Đó là cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong nhà tù phong kiến. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu chỉ nhìn nhận Huấn Cao – một kẻ cầm đầu phiến quân phản loạn chống lại triều đình, đã bị bắt và chờ ngày hành quyết và viên quản ngục – người đại diện cho bộ máy chính quyền chuyên chế của triều đình phong kiến lúc bấy giờ, tiếp nhận cai quản Huấn Cao và đồng phạm. Một kẻ tử tù, một người cai tù, hai địa vị, hai chiến tuyến hoàn toàn đối lập. Huấn Cao phải hoàn toàn phục tùng theo mệnh lệnh của viên cai ngục, bởi quyền sinh, quyền sát, mạng sống của ông Huấn đang nằm trong tay ông ta. Nhưng mọi chuyện lại không diễn ra như ý thông thường vậy. Khốn đốn thay, cái tên tử tù ấy lại là ông Huấn – người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng cả một vùng tỉnh Sơn mà viên quản ngục bấy lâu nay vẫn ngưỡng mộ, vẫn ao ước có được chữ của ông Huấn để treo, thì coi như có được báu vật ở trên đời. Thật trớ trêu, ông Huấn ấy lại ở ngay cạnh mình, “dưới quyền” mình mà chẳng thể nào xin nổi chữ. Và chỉ khi tiếng gọi của cái đẹp cất lên, hai con người ấy mới xích lại gần nhau, xóa nhòa khoảng cách. Bởi vậy, cả thiên truyện là “cuộc rượt đuổi” đầy kịch tính của viên quản ngục và Huấn Cao. Mà ở đó, sự chuyển biến trong thái độ của ông Huấn đối với viên quản ngục là yếu tố quan trọng làm nên sự li kì cho tình huống truyện và độ kịch tính, hấp dẫn của cuộc gặp gỡ này.
Ngay từ khi Huấn Cao chưa xuất hiện trực tiếp, mới chỉ là cái tên trên phiến trát về sáu tên tử tù mà viên coi ngục nhận được, đã tỏ ra là một người có khí chất, tài năng, không hề dễ dàng để viên quản ngục tiếp cận. Ông Huấn không chỉ nổi tiếng viết chữ đẹp, mà còn có tài bẻ khóa vượt ngục. Ở đây cốt cách phi phàm của ông Huấn khiến “kẻ mê muội” coi ngục này không thể suy nghĩ đến cách “trị tù nhân” như thông lệ thường ngày. Ông ta đã băn khoăn, đã “khổ sở” nghĩ thế nào để “biệt đãi” ông Huấn cho “phải phép”. Điều đó có nghĩa là viên coi ngục đã hiểu tính cách, bản lĩnh của Huấn và muốn thực hiện được ước mơ thì chỉ còn cách phải xem chừng thái độ ông Huấn.
Đúng như những suy tính của viên quản ngục, ông Huấn xuất hiện chẳng giống như bao tên tử tù, phạm nhân khác. Kẻ chọc trời khuấy nước ấy chẳng sợ đến ai, thì cái nhà tù bé nhỏ và một tốp quân lính canh chừng này có đáng gì. Ông Huấn bước vào nhà lao với một thái độ hiên ngang, hùng dũng. Chẳng màng gì đến những tên lính áp giải tới mỉa mai, cũng không hề quan tâm đến vẻ mặt và cách nhận tù “hiền lành” trái hẳn ngày thường của viên quản ngục. Ông Huấn lạnh lùng dỗ mũi gông nặng xuống sàn đánh thuỳnh một cái, rồi sừng sững khiến cánh cửa đề lao phải mở rộng. Thái độ ấy là biểu hiện của sức mạnh, khí phách anh hùng, của một người khát vọng đổi thay đất nước. Điều đó tiếp tục là lời dự báo cho một thái độ sẽ hoàn toàn coi khinh đối với viên quản ngục của Huấn Cao.
Và đúng là mọi sự diễn ra như những gì viên quản ngục dự tính. Ông Huấn cùng cộng sự đã nhận được sự biệt đãi đặc biệt từ ngục quan nhưng không hề hay biết lý do. Ông Huấn cũng chẳng buồn muốn biết lý do mà cứ thản nhiên nhận rượu thịt và coi đó là là cái hứng lúc bình sinh ông vẫn làm. Nhưng cũng không phải vì thế mà ông không băn khoăn. Ông cũng hoài nghi về ý đồ của ngục quan trong sự việc này. Hắn ta muốn điều gì từ ông? Khai cái gì thì ông cũng khai hết ở bên kia rồi. Và dù có lý do gì chăng nữa ông cũng không thể chấp nhận một kẻ luôn sống trong sự cặn bã, lọc lừa và bị coi là lũ quay quắt. Bởi thế câu trả lời dứt khoát đến sắc lạnh “Ta chỉ có một mong muốn là nhà người đừng bao giờ đặt chân vào đây nữa” của ông đã bộc lộ thái độ khinh bỉ ngục quan ở mức độ cao nhất. Chính bản thân viên quản ngục cũng chẳng dám sai lời. Cứ thế, họ cứ ở hai đầu xa cách, dù ngục quan muốn đến đâu không thể tiến sát đến gần ông Huấn được. Còn Huấn Cao tính tình vốn “khoảnh” và hoàn toàn không muốn có bất cứ điều gì liên quan đến ngục quan.
Cuộc gặp gỡ bởi vậy mà càng ngày càng éo le, trắc trở và đi vào bế tắc. Nếu cứ tiếp diễn, chẳng bao lâu sau Huấn Cao bị hành quyết, viên quản ngục không bao giờ có cơ hội để thực hiện mong ước xin chữ của mình. Liệu Huấn Cao có thay đổi thái độ với viên quản ngục? Bao nhiêu lời tâm sự, ngục quan đành chia sẻ với thầy thơ lại – nhân vật được coi là sợi dây kết nối hai con người đối lập lại. Trong hoàn cảnh gấp gáp của thời gian, ông Huấn chỉ còn đêm nay, ngày mai là phải ra pháp trường. Viên quản ngục chỉ còn cách trông chờ vào thầy thơ lại. Rồi người đọc mang theo cảm xúc vỡ òa khi Huấn Cao nói lại: Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Chỉ bởi một chữ tấm lòng ông Huấn đã hoàn toàn đổ gục và thay đổi cái nhìn của mình đối với viên quản ngục. Hóa ra ông ta như là một thanh âm trong trẻo chen lẫn giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ. Hóa ra ông ta là một thứ gì đó thuần khiết, tinh khôi giữa đống cặn bã và lũ quay quắt. Huấn Cao đã chẳng ngần ngại mà “trả nghĩa” tấm lòng biệt nhỡn liên tài hiếm có ấy.
Vậy là từ ánh mắt coi thường, khinh bỉ, ông Huấn đã thực sự cảm động trước niềm say mê cái đẹp của ngục quan. Và ông sẵn sàng đáp trả lại nỗi niềm ấy bằng một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Một người tử tù cổ đeo gong, chân vướng xiềng xích tô đậm từng nét chữ, kẻ giữ tù thì khúm núm, run run đứng cạnh bên. Sự thay đổi thái độ này đã thực sự tạo ra một cuộc hoán đổi vị trí đầy ngoạn mục. Người sắp chết lại đi ban phát sự sống, còn kẻ vẫn sống lại như thể được sinh ra thêm một lần nữa. Giữa họ không còn địa vị xã hội, không còn hận thù mà chỉ còn những trái tim vì cái đẹp mà xích lại gần nhau. Việc ông Huấn có thái độ như vậy là minh chứng cho sự chiến thắng lớn lao của cái đẹp, cái thiện ngay giữa xào huyệt của cái ác, cái xấu, hay đó là chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Khoảnh khắc ông Huấn đưa ra lời khuyên với viên quản ngục về việc thay đổi chỗ ở để giữ gìn cho trong sạch cái thiên lương chính là sự thăng hoa của mối hòa giải giữa hai người. Ông Huấn đã từ bỏ cái lòng tự trọng của một bậc nho sĩ ngay thẳng, của một đấng anh hùng khí phách hiên ngang để đối đãi với một người cũng lĩnh hội được giá trị nhân sinh lớn lao của cái đẹp, cái thiện. Viên quản ngục đã sẵn sàng rũ bỏ chức tước, địa vị để đi theo tiếng gọi của thiên lương. Cái đẹp chính là căn nguyên của sự thay đổi thái độ của ông Huấn với viên quản ngục. Điều đó đã mang tới những ý nghĩa nhân văn cao đẹp, sâu sắc cho tác phẩm.
Câu chuyện gặp gỡ của viên quản ngục và Huấn Cao kết thúc bằng giọt nước mắt đầy hạnh phúc. Đó là giọt nước mắt của niềm vui sướng khi thực hiện được ước mơ cao đẹp trong cuộc đời con người. Nhưng trên hết là chúng ta nhìn thấy một sự hòa nhịp giữa những tâm hồn đồng điệu. Để có một kết thúc có hậu ấy Nguyễn Tuân đã tạo nên những giây phút căng thẳng, kịch tích mà trước hết xuất phát từ sự thay đổi thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục. Chắc chắn, mỗi chúng ta cũng hồi hộp theo từng thay đổi trong sự chuyển biến ấy cũng đã tự rút ra cho mình những nhận thức có ý nghĩa nhân sinh về cái đẹp.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Dàn ý Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù
Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Bài văn mẫu 1)
- Phân tích thái độ nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Bài văn mẫu 2)
Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Bài văn mẫu 4)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều