Top 4 Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” của V. Huy-gô
Vích-to-Huy-gô nhà thơ, nhà văn nở rộ và soi rọi cho nền văn học Pháp từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay. Ông có thể được coi là chủ soái của thể loại tiểu thuyết với tác phẩm nổi tiếng là “Những người khốn khổ” thấm đượm tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả. Tiêu biểu hơn hết là đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là cuộc chạm trán căng thẳng giữa tên tội phạm Giăng Van-giăng và thanh tra mật thám Gia-ve. Đoạn trích đày kịch tính khi Huy-gô đặt hai nhân vật ở tư thế đối đầu nhau, qua đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sức mạnh của tình thương trong cuộc sống.
“Những người khốn khổ” là tác phẩm để lại nhiều ấn tượng cho người đọc về những mảnh đời vất vả, cơ cực. Nhân vật chính là Giăng Van-giăng vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa nhỏ mà bị tù đày, khổ sai. Ra tù anh bị mọi người xua đuổi, trừ giám mục Mi-ri-en, ông đã cảm hóa được Giăng Van-giăng bằng tình thương. Về sau Giăng Van-Giăng đổi tên họ là Ma-đơ-len trở thành thị trưởng, chủ nhà máy và đã cứu vớt được Phăng-tin_người phụ nữ có hoàn cảnh éo le, bất hạnh. Tuy nhiên tên thanh tra Gia-ve truy ra gốc tích ngày xưa, cuộc đời ông lại rơi vào cảnh tù tội, không lâu sau ông lại vượt ngục và thay tên đổi họ nhiều lần. Khi chính quyền tư sản Pháp quá hung ác, tàn bạo nhân dân phải nổi dậy đấu tranh, Giăng Van-giăng cũng tham gia, bấy giờ ông gặp lại Gia-ve khi hắn bị quân cách mạng kết án tử hình, ông đã nhận đem đi xử bắn nhưng lại tha chết cho hắn, khi trở lại bắt Giăng Van-giăng ông chỉ xin đưa Ma-ri-uýt trở về nhà rồi nộp mạng khiến cho Gia-ve bị mất phương hướng trước tấm lòng, nghĩa khí của Giăng Van-giăng mà nhảy sông Xen tự tử. Giăng Van-giăng thực hiện lời hứa với Phăng-tin tìm lại đứa con gái và lẳng lặng vun đắp hạnh phúc cho Cô-dét còn mình thì sống và chết trong cô độc với tình thương bao la dành cho mọi người.
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là cuộc chạm chán căng thẳng giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve khi tên thanh tra mật thám này truy ra gốc tích của ông thị trưởng nên đến bắt ông để thị uy dân chúng. Hai con người đại diện cho cái thiện và cái ác được Huy-gô đặt trên cùng một mặt phẳng để cùng làm nổi bật cho bản chất của nhau. Ta tưởng chừng như người cầm quyền ở đây là Gia-ve nhưng ngược lại đó là Giăng Van-giăng khi anh bị dồn đến đường cùng, khi Phăng-tin bị sốc mà chết anh buộc phải chống đối lại mệnh lệnh của tên thanh tra mà khô phục lại uy quyền của mình khiến hắn phải run sợ. Đoạn trích thành công bởi nghệ thuật tương phản, đối lập được sử dụng rất đặc sắc.
Nhân vật Gia-ve được Huy-gô khắc họa bởi nghệ thuật so sánh phóng đại bằng cách dùng một loạt các chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ đó là hình tượng của con mãnh thú độc ác. Gương mặt hắn với cái trán gồ cao, cặp mắt diều hâu sâu hoắm, cằm bạnh mũi hếch… Hình dáng hán hiện lên như một con quái vật chứ không phải là con người. Hành động của hắn được tả lại bằng những câu văn dành cho thú dữ như lời hắn thét “Mau lên” với lời nình của tác giả “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì đó man rợ và điên cuồng. Không còn lá tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”. “Hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt” sau đó hắn mới lao tới con mồi “tiến vào giữa phòng” và cắn ngoạm cổ địch thủ “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”. Khi hắn cười phá lên với cái cười ghê tởm phô ra tất cá hai hàm răng. Gia-ve hiện lên đúng là một con mãnh thú hung tợn, ghê sợ con người hắn chỉ có quát nạt, thị uy và ức hiếp người khác. Hắn chính là kẻ đại diện cho chính quyề, pháp luật nước Pháp lúc bấy giờ. Những người làm quan chức đáng lẽ phải gần gũi, yêu thương nhân dân thì ngược lại là ức hiếp dân lành, hắn không cho Giăng Van-giăng có cơ hội được giải thích, hắn cũng nhẫn tâm chà đạp lên niềm tin, hy vọng cuối cùng của Phăng-tin và cuối cùng hắn cũng chẳng chút thương tiếc hay hối lỗi khi đã gây ra cái chết cho người đàn bà bất hạnh ấy. Con người ấy mất hết lòng nhân đạo và yêu thương con người.
Trái lại với hình tượng nhân vật Gia-ve, ở nhân vật Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một chi tiết nào quy chiếu về ẩn dụ mà ngược lại đó là những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động được Huy-gô sử dụng để khắc họa chân dung và bản chất lương thiện, thương yêu con người của Giăng Văn-giăng. Trước tiên Giăng Van-giăng được hiện lên qua lời nói của Phăng-tin, đối với cô ông như một đấng cứu thế cứu vớt cô qua những ngày khó khăn, giúp đỡ cô lúc hoạn nạn và cũng là niềm tin, niềm hy vọng của cô về việc tìm và chuộc lại cô con gái cho cô. Giăng Van-giăng luôn nhẹ nhàng và dịu giọng với cô ngay cả với Gia-ve khi hắn đang rất hống hách mục đích cuối cùng cũng là chấn an và muốn cứu vớt chị ra khỏi cơn nguy kịch khi bệnh tình ập đến. Sẽ xảy ra chuyện gì ngay sau đó nếu thay câu nói “Tôi biết là anh muốn gì rồi” bằng câu “Tôi biết anh đến bắt tôi” có lẽ rằng ngay lúc ấy Phăng-tin sẽ đột tử mất không nói được một lời và không một tia hi vọng. Giăng Van-giăng vẫn cố gắng nhún nhường, hạ giọng với Gia-ve, thậm chí là cầu xin hắn “Tôi cầu xin ông một điều…” để tìm lại đứa con cho Phăng-tin rồi bản thân mình chấp nhận bị trừng phạt và phải trả giá như thế nào cũng chấp nhận. Giăng Van-giăng là một con người rất trọng chữ tín và sẵn sàng hy sinh thân mình vì người khác. Gia-ve cũng không coi thường ông mà “Hắn coi Giăng Van-giăng như một địch thủ bí hiểm và không sao bắt được, một đô vật lạ lùng hắn ôm nghì mấy năm mà không thể quật ngã” nên lấn này có cơ hội hắn nhất quyết không để ông chạy thoát khỏi tay mình, nên tìm mọi cách để bắt cho bằng được Giăng Van-giăng. Tưởng chừng như người cầm quyền ở đây là Gia-ve bởi hắn là kẻ đại diện cho chính quyền lúc bấy giờ thi hành pháp luật còn Giăng Van- giăng tên tội phạm bị truy nã nhưng chính ông mới là người cầm quyền và được khôi phục lại uy quyền ở giây phút này. Phăng-tin đã bị Gia-ve khiến cho đột tử, trong lúc ấy hắn lại một mực muốn bắt Giăng Van-giăng đi, sự uất ức kìm nén trước giờ đã trỗi dậy và được minh chứng bằng hành động mạnh mẽ, dứt khoát ngay sau đó “Giăng Van-giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt trong chiếc giường cũ nát…ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng” khiến hắn run sợ, lùi ra về phía cửa. Rõ ràng trong giờ phút này người có uy, có quyền là Giăng Van-giăng chứ không phải là Gia-ve. Tình thế, uy thế, quyền thế bị đảo lộn ngược lại khiến cho ta nhớ đến cảnh cho chữ trng tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân khi đối lập giữa tâm thế, tư thế giữa người tử tù và quan coi ngục. Đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn về cuộc chạm mặt giữa cái ác và cái thiện.Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái các_đó là quy luật của sự tồn tại trong xã hội.
Giăng Van-giăng còn được hiện lên với những phẩm chất đáng quý qua lời miêu tả trực tiếp của nhà văn. Không biết khi Phăng-tin nằm dài không nhúc nhích ấy ông đã nói gì với chị mà “rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. Giăng Van-giăng hiện lên như một vị cứu tinh cao cả khiến cho Phăng-tin cũng an tâm nhắm mắt xuôi tay để gương mặt chị “sáng rỡ lên một cách lạ thường”. Lời bình luận của tác giả xuất hiện dồn dập ở đoạn văn đã làm cho hình tượng Giăng Van-giăng thật lãng mạn mà phi thường biết bao. Đó chính là cái tài của ngòi bút sắc sảo được thể hiện.
Giăng Van-giăng trước sau năm lần bảy lượt hành động của ông cũng chỉ vì tình thương và lòng thương yêu con người mà vướng phải vòng lao lí khổ ải, những kẻ nắm quyền trong tay lại hách dịch với dân thay vì chăm lo và động viên nhân dân. Tuy nhiên cái thiện luôn chiến thắng cái ác dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào.
Đoạn trích đã khép lại với bút pháp lãng mạn của Vic-to-Huy-gô nhưng lại mở ra cho người đọc một thông điệp ý nghĩa: “Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai”. Tác phẩm nhắc nhở ta về trách nhiệm, thiên lương của người làm nhiệm vụ cầm cân nảy mực, đem lại công lí công bằng cho xã hội từ trước đến nay ý nghĩa ấy chưa bao giờ bị thời gian bào mòn.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Bài văn mẫu 2)
Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Bài văn mẫu 3)
Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Bài văn mẫu 4)
Phân tích phần kết của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều