Top 2 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
Nguyễn Công Trứ là người học rộng, tài cao, làm nhiều chức quan lớn trong triều đình. Nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở trên con đường hoạn lộ, khi đang làm chức quan lớn trong triều, ông đột ngột bị giáng chức, nhưng khí chất của một nhà nho chân chính thì không gì có thể lay chuyển được. Ông vẫn giữ lối sống “ngất ngưởng” khác thường. Vẻ đẹp của nhà nho chân chính đã được thể hiện trọn vẹn trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của ông.
Nhân cách để nói về tư cách, phẩm chất đạo đức của con người, nhà nho là cách gọi những người tri thức xưa, theo lối Nho học. Như vậy, nhân cách của một nhà nho chân chính tức là phải biết “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nhân cách nhà nho chân chính đối với Nguyễn Công Trứ được thể hiện khi ông còn làm quan trong triều, có đến khi ông cáo quan về hưu.
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình Tây cờ đại tướng
Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.”
Mở đầu tác phẩm ông đã khẳng định mọi việc trong trời đất này đều thuộc phận sự của chính tác giả. Và quả thật trong cuộc đời mình, ông thi đỗ đạt và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình, nhưng đồng thời ông cùng bộc lộ nỗi buồn vì bản thân bị “vào lồng” sống cuộc đời gò bó, chật hẹp. Các chức vụ ông được giữ đều là những chức vụ quan trọng: Tham tán, Tổng đốc đông, Bình Tây đại tướng, Phủ doãn Thừa Thiên. Bản thân Nguyễn Công Trứ là người có ý thức rất rõ ràng trách nhiệm của một kẻ sĩ với đời. Dù biết rõ ra làm quan sẽ mất đi sự tự do, nhưng ông vẫn sẵn sàng vào cái lồng đó, bởi ở đấy ông mới có cơ hội đem tài năng cống hiến cho đất nước, làm tròn chí làm trai của một nam nhi: “Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển”. Nếu như các nhà Nho luôn sống theo lối khiêm nhường dù bản thân có tài giỏi đến đâu cũng không bao giờ bộc lộ, thì ngược lại ông Hi Văn lại sẵn sàng bộc lộ, dám thể hiện mình và khẳng định bản lĩnh cá nhân: “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”. Dường như sau lời thơ của ông ta còn thấy được thái độ coi thường của tác giả với những loại người bất tài nhưng hám danh lợi, sống cuộc đời luồn cúi, trong khuôn khổ. Nhưng con đường làm quan của ông cũng đầy thăng trầm, một cá nhân khi có những biểu hiện khác thường, cách tân so với đám đông thường sẽ bị mọi người ghét bỏ, tìm mọi cách hãm hại. Bởi vậy con đường hoạn lộ của ông mới thăng giáng bất thường như vậy. Có lẽ, lối sống “ngất ngưởng” của ông không phù hợp với khuôn khổ chật hẹp, gò bó của xã hội phong kiến.
Khi ông từ quan, chính là khoảnh khắc cái tôi ngất ngưởng có cơ hội được thể hiện rõ nhất:
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng định một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Nguyễn Công Trứ đã thực sự được sống cuộc đời tự do, tự tại, như con chim được tháo cũ sổ lồng. Những hành động lời nói của ông là biểu hiện của lối sống rất “ngông” đây cũng là nét phẩm chất làm nên cốt cách Nguyễn Công Trứ. Ông Hi Văn cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, ông làm biết bao con mắt dõi theo. Về hưu ông dựng nhà ở núi Đại, với mây trắng phau phau bao phủ bốn phía, như chốn bồng lai tiên cảnh. Đồng thời ông cũng thường xuyên đi viếng, thăm thú cảnh chùa nhưng lúc nào cũng dắt theo các cô hầu con. Điều này thật trái với quy tắc của nhà chùa. Nguyễn Công Trứ đã bất chấp mọi luật lệ, sống cuộc đời phá cách, ngang tàng, ngất ngưởng khiến cho bụt “cũng phải cười ông ngất ngưởng”.
Không chỉ vậy, ông còn bày tỏ quan điểm về lẽ sống: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Ông đưa ra quan niệm giữa được – mất trong cuộc đời này là chuyện bình thường và mỗi người cần bình thản đón nhận những biến đổi của cuộc sống. Đồng thời ông cùng khẳng định ông bỏ ngoài tai những lời khen – chê của thiên hạ đối với mình, thỏa thích vui chơi bất cứ những điều mình muốn: “Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật, không Tiên, không vướng tục”.
Khổ thơ cuối, như một lời tổng kết của Nguyễn Công Trứ: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú/ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung/ Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Dù có thể ông không phải một danh tướng, danh nho nhưng trước sau lòng trung với vua ông vẫn vẹn đạo, đây chính là phẩm chất cao quý của nhà nho, thật đáng trân trọng. Ông đã dành cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, làm trọn đạo vua tôi, ở đời ai có thể ngất ngưởng được như ông?
Qua bài Bài ca nhất ngưởng, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Dàn ý Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng
- Nhân cách nhà Nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ (Bài văn mẫu 2)
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều