Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự tình và Thương vợ (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt nam thời xưa qua các bài "Bánh trôi nước", "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương và "Thương vợ" của Trần Tế Xương.
Văn thơ trung đại Việt Nam, nhất là các tác phẩm viết bằng chữ Nôm nói nhiều đến tình yêu và số phận người phụ nữ trong cuộc đời. Hồ Xuân Hương và Tú Xương, qua "Bánh trôi nước", "Tự tình" - Bài II, "Thương vợ" đã làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa với bao ấn tượng sâu xa, với bao cảm thương man mác.
Bài thơ "Bánh trôi nước" có hai lớp nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi, một món ăn dân tộc và tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp của người con gái quê ta. Chữ "trắng" và chữ "tròn", hình ảnh nhân hoá "thân em" đã thể hiện vẻ đẹp khiêm nhường, dịu dàng, trinh trắng và duyên dáng của "em". Tuy tình yêu và số phận bị phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến, và đạo tam tòng, vào "tay kẻ nặn", dù "rắn nát", dù vất vả, lận đận, long đong, trải qua "bảy nổi ba chìm", nhưng em vẫn kiên trinh, sắt son. Hình ảnh ẩn dụ "tấm lòng son" và hai tiếng "vẫn giữ" đã ngợi ca đức hạnh kiên nhẫn, lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ ngày xưa trong mọi gia đình Việt Nam. "Bánh trôi nước" là bức chân dung nghệ thuật với hai gam màu "trắng" và "son" tuyệt đẹp:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Chùm thơ "Tự tình" ba bài của Bà chúa thơ Nôm, đặc biệt biệt bài thơ thứ hai, đã nói lên một cách cảm động về bi kịch tình duyên của người phụ nữ phận hẩm duyên ôi!
Người phụ nữ ấy thao thức giữa đêm khuya, một mình một bóng đang lắng nghe tiếng trống dồn "văng vẳng" từ một chòi canh xa đưa lại. Thao thức vì cô đơn, vì lẻ bóng. Rượu và trăng cũng không làm vợi đi bao nỗi buồn chồng chất, đang đè nát cõi lòng. "Chén rượu hương đưa" cứ ngỡ có thể làm say để quên đi bao nỗi buồn chứa chất tâm hồn, cố uống cho say, nhưng "say lại tỉnh" để mà thêm buồn; buồn cho tình duyên lẽ mọn! Trơ trọi ngắm "vầng trăng bóng xế", ngắm mãi ngắm hoài mà trăng kia vẫn "khuyết chưa tròn", Hạnh phúc mà nàng mong đợi chỉ là "Một tháng đôi lần có cũng không!". Số phận và bi kịch ấy thật đáng thương!
Trong bi kịch tình duyên, người đàn bà lẽ mọn cố vùng vẫy bươn ra nhưng thoát sao được. Dù có "xiên ngang mặt đất", dù có "đâm toạc chân mây", nhưng đám rêu kia, mấy hòn đá nọ cũng không thể nào thay đổi được cảnh ngộ đáng buồn, đáng thương, đáng tủi, đáng hận:
"Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn".
Phép đảo ngữ trong hai câu thơ không chỉ làm nổi bật cái dữ dội tiềm ẩn của thiên nhiên mà còn tô đậm sự phản kháng duyên số, phản kháng đến tuyệt vọng của người đàn bà "lấy chồng chung".
Thời gian chẳng mang lại hạnh phúc cho nàng. Mùa xuân cũng chẳng đem lại niềm vui gì cho nàng, mà nỗi chán ngán, đau khổ cứ chồng chất mãi thêm. Mùa xuân đi qua rồi mùa xuân lại trở lại, tuổi mỗi ngày một cao, nhan sắc ngày một phai tàn, nhưng tình yêu và hạnh phúc chỉ được "san sẻ tí con con" mà thôi! Thật đáng thương! Thật tội nghiệp. Tổng Cóc và ông phủ Vĩnh Tường cũng chẳng mang lại cho nàng chút hạnh phúc nào! Hai câu kết đã cực tả nỗi đau khổ trong bi kịch tình yêu của Hồ Xuân Hương:
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!"
"Tự tình" — Bài II không chỉ nói lên nỗi đau khổ cô đơn mà còn thể hiện niềm khao khát tình yêu hạnh phúc của người đàn bà trong cảnh ngộ "lấy chồng chung", Giá trị nhân bản của bài thơ thật sâu sắc.
Tú Xương có bài "Văn tế sống vợ"; ông còn có bài "Thương vợ" Cảm hứng chủ đạo là tình thương, lòng quý trọng, biết ơn của ông đối với người vợ hiền thục của mình.
Bà Tú là hiện thân cho bao đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bà buôn bán tần tảo ở mom sông suốt quanh năm, không có một ngày ngơi nghỉ. Một gánh nặng gia đình được bà "nuôi đủ":
"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng".
Nhờ sự đảm đang, tháo vát của vợ mà ông Tú tuy "ăn lương vợ" nhưng khá phong lưu:
"Cho hay công nợ âu là thế,
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm,
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi"
(Tự cười mình)
Hình ảnh "thân cò" là một sáng tạo của Tú Xương để nói vể sự làm ăn vất vả, khó nhọc của bà Tú. Cặp từ láy: "lặn lội" và "eo sèo" đã cực tả nỗi gieo neo, đức tính chịu thương chịu khó của người vợ, người mẹ trong gia đình đông con:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông".
Bà Tú còn là hiện thân của đức hi sinh thầm lặng. Bà cam chịu, kiên nhẫn về duyên phận. Các thành ngữ "một duyên hai nợ", "\"năm nắng mười mưa" kết hợp với các từ ngữ "âu đành phận", "dám quản công" cho thấy đức hạnh, tâm hồn của bà Tú thật cao quý. Bà đã sống hết mình vì cuộc sống và hạnh phúc của chồng con:
"Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công",
Hai câu kết là lời nhiếc của bà Tú cũng là lời tự trách mình của nhà thơ:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không".
"Không" là không giàu sang phú quý, không được "Võng anh đi trước, võng nàng theo sau" như các bà nghè khác. "Không" là không được sống trong cảnh vinh thân phì gia "tối rượu sâm banh, sáng sữa bò" như vợ của các thầy kí, thầy phán khác thời bấy giờ.
Tú Xương tuy tự trách mình, nhưng ông đã nói lên tất cả tấm lòng quý trọng và biết ơn đối với người vợ hiền thục thương yêu.
Hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" là hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp như đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.
Qua các bài thơ "Bánh trôi nước", "Tự tình" - Bài II, "Thương vợ" người đọc thấy được phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, càng biết ơn và tự hào về người mẹ, người chị, người vợ trong mỗi gia đình chúng ta. Đúng như Huy Cận đã viết:
"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử,
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ".
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Dàn ý Hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài Bánh trôi nước và Thương vợ
Hình ảnh người phụ nữ xưa qua bài Bánh trôi nước và Thương vợ (Bài văn mẫu 1)
- Hình ảnh người phụ nữ thời xưa qua bài thơ Bánh trôi nước và Thương vợ (Bài văn mẫu 2)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều