Top 2 Cảm nghĩ về ngôn ngữ, âm điệu ca dao, tục ngữ trong bài thơ Thương vợ (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Cảm nghĩ của anh chị về ngôn ngữ, âm điệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương

Một trong những đặc điểm lớn của thơ ca trung đại Việt Nam là sự kế thừa tinh hoa của văn học dân gian. Biết bao các nhà thơ trung đại đã ảnh hưởng điều đó vào sáng tác để hồn thơ mang đậm chất dân tộc. “Thương vợ” của Tú Xương cũng là một bài thơ có ngôn ngữ, âm điệu ca dao, thành ngữ, tục ngữ được vận dụng sáng tạo làm nên màu sắc riêng của tác giả.

Bài thơ “Thương vợ” là tình cảm chân thành của thi sĩ dành cho bà Tú mà cất lên tiếng nói sâu thẳm trong tâm tư thay vợ. Chân dung bà Tú hiện lên là một người vợ phải chịu nhiều vất vả , đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu thương và sự hi sinh cho chồng con. Bài thơ đã thành công với lối dùng từ, ngôn ngữ và sự ảnh hưởng của âm điệu ca dao.

Về ngôn ngữ được viết bằng chữ Nôm_sản phẩm của người Việt sáng tạo ra thể hiện tinh thần dân tộc. Từ ngữ trong bài thơ rất giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của nhân dân như các từ “Mom sông” tả không gian nơi bà Tú làm việc nguy hiểm nơi đầu sóng ngọn gió để mưu sinh “Nuôi đủ năm con với một chồng” hay các từ láy “Lặn lội”, “eo sèo”, “hờ hững” cho thấy sự cực nhọc của người vợ mà người chồng lại vô tâm, hờ hững. Lời thơ giản dị đó là lời bộc bạch tâm tư, tình cảm mà nhà thơ nhập thân vào hoàn cảnh của vợ để thấu hiểu, cảm nhận và thể hiện có cả tiếng chửi nhẹ nhàng sâu lắng “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” rất đời thường, mang đậm chất hiện thực sinh động.

Bài thơ được vận dụng các thành ngữ, tục ngữ rất sáng tạo không phải là trích nguyên văn mà biến đổi nhưng vẫn giữ được nội dung của câu nói như “Dầm mưa dãi nắng” được ông vận dụng sáng tạo thành “Năm nắng mười mưa” cho thấy sự vất vả được nhân lên rất nhiều lần của bà Tú.

Đặc biệt âm điệu ca dao có ảnh hưởng sâu sắc với hình ảnh sáng tạo “Thân cò lặn lội khi quãng vắng”. Xưa nay ta thấy hình ảnh con cò thể hiện cho sự vất vả cơ cực của người nông dân đặc biệt là nói về thân phận của người phụ nữ:

    “Con cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

Hay:

    “Con cò mà đi ăn đêm

    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

Hình ảnh ấy gắn liền với thân phận người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm lo cho gia đình. Bà Tú ở đây là thân cò một thân phận, số phận cụ thể gợi một sự mỏng manh, nhỏ bé trước cuộc đời. Tác giả sử dụng lối viết đảo ngữ “lặn lội thân cò” làm cho hình ảnh ấy càng ấn tượng sâu sắc hơn.

Nhà thơ vận dụng sáng tạo các khái niệm duyên, nợ, phận trong dân gian vào câu thơ “Một duyên hai nợ âu đành phận” để nói về mối nhân duyên vợ chồng, ông Tú và bà Tú lấy được nhau là do duyên nợ từ kiếp trước. Bà Tú chịu cực vì ông Tú nhưng không một lời than vãn mà tự cho rằng đó là do duyên phận mà trời đã định. Bà chấp nhận điều đó không oán thán dù cho duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Bởi con đường hoạn lộ công danh của ông lận đận, suốt cả cuộc đời có ba việc chính là học, đi thi, làm thơ còn lại công việc trong gia đình đều do bà Tú lo liệu, gánh vác.

Dưới vần thơ tài tình của Tú Xương hình ảnh bà Tú hiện lên chân thật, bình dị nét đẹp phẩm chất của bà là vẻ đẹp của biết bao người phụ nữ Việt Nam tần tảo, hy sinh cả cuộc đời vì chồng con và hạnh phúc gia đình. Bài thơ đã thành công với sự vận dụng sáng tạo về ngôn ngữ, âm điệu ca dao, thành ngữ, tục ngữ làm nên nét đặc sắc riêng của Tú Xương.


viet-bai-lam-van-so-2.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học