5+ Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô (siêu hay)
Đề bài: Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài”
- Vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Trong tác phẩm, tấn bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô chắc chắn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả
1. Thế nào là bi kịch?
- Bi kịch: Sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực đời sống với khát vọng con người
- Bi kịch của Vũ Như Tô: Sự mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật cao cả với hiện thực đời sống của nhân dân
2. Bi kịch của Vũ Như Tô
a. Bi kịch bởi khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô mâu thuẫn với hiện thực đời sống
- Vũ Như Tô là người nghệ sĩ tài ba với lí tưởng nghệ thuật cao cả
+ Là người “ngàn năm chưa dễ có một”
+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
+ Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đát nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững ⇒ khát khao cống hiến tài năng cho đất nước
- Tuy nhiên, bi kịch ở chỗ, khát vọng nghệ thuật cao cả ấy của Vũ Như Tô mâu thuẫn với hiện thực đời sống của nhân dân
+ Vì quá đam mê và chạy theo lí tưởng nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô quên mất rằng chính việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của bao nhiêu người
⇒ Lí tưởng, ước mơ xây một toà đài cao cả, nguy nga, tráng lệ lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân ⇒ Bi kịch
b. Bi kịch bởi trong thời khắc nhân dân khởi loạn, Vũ Như Tô vẫn đắm chìm trong mộng tưởng Cửu Trùng Đài
- Quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực, Đan Thiềm tỉnh táo nhận thức thức sự việc nên khuyên Vũ Như Tô trốn đi ⇒ Vũ Như Tô vẫn u mê chưa hiểu:
+ Ông hỏi lại : “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?”
+ Ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm” mình và khẳng định thêm lần nữa: “Tôi không trốn đâu”
- Khi bị quân sĩ vả miệng, ông vẫn không ngừng say mê về Cửu Trùng Đài: “Đài Cửu trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, một cảnh Bồng Lai”
- Ông nhất mực cho rằng mình không có tội mà chỉ có công. Luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình, và hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu
⇒ Vũ Như Tô cho đến gần cuối vẫn u mê tin vào mộng tưởng hoài bão của mình mà vẫn không hiểu rằng nhân dân đã vì thứ mộng tưởng ông cho là cao cả mà đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng ⇒ Bi kịch
c. Bi kịch bởi khi nhận ra được khát vọng nghệ thuật của mình mâu thuẫn với hiện thực thì Cửu Trùng Đài đã bị đốt
- Khi Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô vẫn nói: “Vô lí! Vô lí”
- Vỡ mộng, Vũ Như Tô chỉ rú lên căm giận: “Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”
- Mộng lớn tan tành cùng Đan Thiềm, người nghệ sĩ tài hoa phải chịu số phận ra pháp trường
⇒ Vũ Như Tô là một nhân vật chịu nhiều tấn bi kịch
- Khái quát lại tấn bi kịch mà Vũ Như Tô phải gánh chịu trong tác phẩm
- Bi kịch của Vũ Nư Tô đặt ra bài học về khát vọng nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính chỉ có thể tồn tại nếu không đi ngược lại với thực tế đời sống
Nguyễn Huy Tưởng là nhà viết kịch tài ba có đóng góp cho nền văn học dân tộc ba tác phẩm kịch, trong đó “Vũ Như Tô” là vở kịch hay nhất, giàu giá trị và sâu sắc nhất. Tác phẩm đã khai thác được sự kiện lịch sử có thật của nước ta dưới triều “vua lợn” Lê Tương Dực và truyền tải được ý nghĩa nhân sinh. Đặc biệt là ở hồi cuối “Vĩnh biệt cửu trùng đài” đã khắc họa được tấn bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô vì không thực sự hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa cái đẹp và cái thiện mà chìm đắm trong ảo vọng buộc người nghệ sĩ phải trả giá bằng sinh mạng cho đứa con tinh thần cửu trùng đài.
Vậy trước tiên ta phải hiểu bi kịch là gì? Bi kịch là những điều tốt đẹp, những giá trị có xu thế phát triển nhưng lại bị ngoại cảnh tác động làm thui chột và hủy hoại nó đi. Bản thân chủ thể của cái đẹp cảm nhận được nỗi đau ấy thì lúc đó nó trở thành bi kịch cá nhân.
Vũ Như Tô trong tác phẩm là kiến trúc sư thiên tài bị nhà vua ép xây dựng cửu trùng đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với cung nữ. Vốn là người nghệ sĩ chân chính ông quyết từ chối không làm nhưng sau khi được Đan Thiềm_người cung nữ say mê cái đẹp thuyết phục đó là lợi dụng tiền của và quyền lực của vua để điểm tô cho đất nước bằng một tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy xa hoa có thể “Tranh tinh xảo với hóa công” và cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Ông đồng ý thực thi mệnh lệnh của hôn quân nhưng trên tinh thần đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên ông chỉ đứng trên tư cách của người nghệ sĩ ham mê sáng tạo cái đẹp mà không để mình đứng trên lập trường nhân dân. Kể từ đó cuộc đời ông rơi vào bi kịch và cao trào nhất của tấn bi kịch là ở đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài”.
Bi kịch mà Vũ Như Tô gặp phải là con người có tài năng, hoài bão lớn lao muốn cống hiến cho dân tộc nhưng lại không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật là cái đẹp được người nghệ sĩ chân chính tạo nên. Cuộc sống là thực tại khách quan bên ngoài. Nghệ thuật và cuộc sống có sự tác động qua lại với nhau. Nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống nhân dân, nghệ thuật phải làm đẹp cho con người, nghệ thuật không thể đứng trên lợi ích của quần chúng, hủy hoại đời sống nhân loại. Đó không phải là nghệ thuật vị nhân sinh để tôn thờ mà chỉ là nghệ thuật vị nghệ thuật. Vì xây dựng cửu trùng đài mà hao hụt ngân sách triều đình, nhân dân bị tăng thêm tô thuế, bị bòn rút cả về sức người và sức của, có biết bao con người vì nó mà đầu rơi máu chảy, tan xương nát thịt. Có người bị tai nạn lao động, có thợ bỏ trốn bị Vũ Như Tô cho giết hại, gia đình tan nát đau thương. Vậy cửu trùng đài_ công trình nghệ thuật tuyệt mĩ cho dân tộc được xây đắp bởi mồ hôi, xương máu và nước mắt của nhân dân là đúng hay sai, là có thực sự cần thiết với dân chúng hay không? Vũ Như Tô có thực sự đáng trách chăng khi ông chỉ đứng trên cương vị của người nghệ sĩ nung nấu một lòng muốn làm đẹp cho đất nước mà quên mất rằng nhân dân đang lầm than cực khổ. Cuộc sống thực tại là điều kiện duy nhất để công trình nghệ thuật có thể tồn tại với thời gian hay sẽ bị hủy diệt ngay trong khoảnh khắc. Nghệ thuật phù hợp với cuộc sống ắt hẳn sẽ điểm tô cho dân tộc, nghìn đời dân ta mãi tự hào vang danh. Nhưng trong bối cảnh lúc bấy giờ thực sự nó là thảm họa của những người dân vô tội.
Vũ Như Tô chỉ chìm đắm trong ảo vọng say mê cái đẹp quá mức không thể thoát ra được khỏi mộng tưởng. Giấc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định mượn tay bạo chúa xây một công trình điểm tô cho đời. Ông càng sáng suốt trong ý tưởng thiết kế bao nhiêu càng xa rời hiện thực bấy nhiêu. Ngay cả khi dân chúng đứng lên tạo phản ông vẫn không nhận thức được mấu chốt vấn đề của thực tại, được Đan Thiềm khuyên bỏ trốn vẫn kiên quyết một lòng sống chết cùng cửu trùng đài, nghe tiến quân lính hò reo đòi bắt ông để phanh thây nhưng vẫn ngoan cố đấu lí với cuộc đời “ Có lí gì để họ giết tôi?”, bị quân làm phản bắt vẫn nuôi hy vọng được gặp tướng lĩnh của chúng để được phân trần, bày tỏ nguyện vọng, lí tưởng của bản thân. Vũ Như Tô yêu cửu trùng đài hơn cả tính mạng của bản thân nên ông mãi không tỉnh vẫn cho là mình bị hiểu lầm. Hay tận mắt chứng kiến Nguyễn Vũ tự sát, nghe tên nội giám thông báo kẻ phá người đốt cửu trùng đài ông vẫn cho đó là điều vô lí không thể xảy ra. Đứng trên phương diện nào đó thì Vũ Như Tô là người có khí chất anh hùng dám làm dám chịu nhưng xét mặt khác thì đó là ngoan cố, bảo thủ đến mù quáng vẫn say sưa giấc mộng “Vài năm nữa, đài cửu trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh bồng lai..” trong khi đó có biết bao con người đang oán hận ông và đài cửu trùng. Tận mắt chứng kiến đứa con tinh thần cùng bao tâm huyết dồn vào đó bị thiêu cháy ánh lửa sáng rực cả tàn than, bụi khói bay vào Vũ Như Tô ông mới thực sự tin đó là sự thật mà kêu lên thảm thiết, xót xa tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi cửu trùng đài”. Ông như từ trên đỉnh cao chót vót mộng tưởng rơi xuống vực thẳm hiện thực nghiệt ngã. Đó là cái giá mà ông phải trả vì đã không suy xét trước sau không nghĩ tới những điều xấu nhất có thể xảy ra, mà quan trọng nhất vẫn là quá ảo tưởng về công trình nghệ thuật của bản thân để rồi tất cả nối tiếp nhau dội xuống những âm thanh của đau thương, tang tóc.
Vũ Như Tô là con người có tài năng, có lí tưởng nhưng lại bị hiện thực vùi dập bởi quá tin yêu cái đẹp mà không nhận thức được giá trị thực sự của cái đẹp là phục vụ cho đời sống nhân dân. Bi kịch mà ông gặp phải là tài năng không may bị đặt nhầm chỗ, nhầm thời. Cửu trùng đài bị phá hủy, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị giết chết là bởi cái đẹp mà họ tạo ra trước mắt là thực thi mệnh lệnh của hôn quân, trái ngược với lợi ích và mong muốn của nhân dân nên dù cho đó là khát vọng điểm tô đất nước cũng không được chấp nhận bởi hiện thực khách quan. Qua đây cũng cho ta bài học nhận thức đối với Đảng và nhà nước làm gì cũng cần có sự ủng hộ của quần chúng, vì lợi ích của nhân dân để thực hiện nếu không vẫn là quy luật “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”.
Bi kịch của Vũ Như Tô bị đẩy lên đến cao trào thể hiện mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ với nhân dân, giữa cái đẹp thuần túy với cái thiện và giữa nghệ thuật với cuộc sống. Mâu thuẫn ấy bấy lâu nau chưa bao giờ được giải quyết thỏa đáng bởi đời sống vật chất có được đáp ứng đầy đủ thì nhân dân mới có nhu cầu về cái đẹp. Tấn bi kịch đã thể hiện tài năng ngôn ngữ, xung đột kịch, khắc họa được chân dung nhân vật qua ngôn ngữ, tính cách, hành động và qua đó cho thấy tấm lòng cảm thông sâu sắc, sự đáng tiếc, xót thương cho nhân tài và cái đẹp bị hủy diệt. Ông đồng tình với khao khát sáng tạo cái đẹp của Vũ Như Tô nhưng cũng phản đối việc ông cũng như các nghệ sĩ khác chỉ biết chăm chú đến nghệ thuật mà bỏ qua lợi ích quần chúng, xa rời hiện thực.
Như vậy qua tấn bi kịch của nhân vật rất có ý nghĩa với câu chuyện và là bài học nhận thức cho độc giả. Qua đó ta cũng thấy được nhân cách, tấm lòng và tài năng của vị kiến trúc sư hiếm có chỉ tiếc rằng cái tài của ông lại không đúng thời, đúng chỗ. Thể hiện nỗi băn khoăn của tác giả: “Đài cửu trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải…ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” (Trích lời đề tựa viết một năm sau khi vở kịch ra đời)
Nguyễn Huy Tưởng là nhà viết kịch tài năng, một trong những kịch gia xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Ông để lại số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó nổi bật hơn cả là tác phẩm Vũ Như Tô. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Vũ Như Tô một nhà kiến trúc tài năng, nhưng vì mượn quyền lực và tiền bạc của bạo chúa để thực hiện khát vọng nên ông rơi vào bi kịch. Bi kịch đó được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.
Bi kịch có thể hiểu là tình cảnh chứa đựng những éo le, mau thuẫn dẫn đến đau thương mất mát. Bi kịch đó khiến con người ta không thể giải quyết được, buộc phải tìm đến cái chết, hoặc bị buộc phải nhận cái chết. Chỉ khi đó bi kịch mới có thể được giải quyết.
Vũ Như Tô cũng rơi vào bi kịch không thể hóa giải nổi, ông vốn là người nghệ sĩ tài năng, luôn ôm ấp khát vọng nghệ thuật cao cả song lại mẫu thuẫn với thực tại phũ phàng. Chính điều đó đã đẩy ông vào bi kịch.
Trước hết, Vũ Như Tô là một người có tài năng siêu việt, là người kiến trúc sự tài bà, điều đó được thể hiện rõ qua lời nhận xét của Lê Tương Dực: “một tài năng khác thường, một nhà kiến trúc, một tay hội họa thần tinhg, một kiến trúc sư có khả năng xây những những lâu đài tráng lệ mà không hề tính sai một viên gạch” tài năng của ông đến độ “chỉ cần vẩy bút là chim, hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công”. Không chỉ vậy, ông còn mang trong mình khát vọng cao cả, lớn lao, đem hết tài năng của mình để xây dựng một công trình tuyệt mĩ, “tranh tinh xảo với hóa công”. Xây dựng Cửu Trùng Đài vừa là cơ hội để ông bộc lộ tài năng, đồng thời cũng giúp ông thực hiện khát vọng cao cả của bản thân, đây chính là tâm huyết cả đời của ông.
Vũ Như Tô còn là người có bản lĩnh vững vàng, không sợ cường quyền. Lê Tương Dực đã yêu cầu ông xây dựng cửu Trùng Đài, nhưng ông không khuất phục, ngay cả khi bị dọa sẽ giết chết, Như Tô vẫn không thuận ý. Chỉ vì nghe lời khuyên giải của Đan Thiềm, Vũ Như Tô mới chấp nhận xây dựng Cửu Trùng Đài để điểm tô cho đất nước.
Nhưng thực tế đời sống lại trái ngược hoàn toàn với lí tưởng cao siêu của ông. Nếu ông xây dựng Cửu Trùng Đài với mong muốn khiến cho đất nước đẹp hơn, thì tên vua vô đạo Lê Tương Dực lại chỉ muốn sử dụng công trình nghệ thuật ấy để ăn chơi, trác táng. Cũng bởi Vũ Như Tô không nhận ra điều ấy nên khi xây dựng Cửu Trùng Đài ông gặp phải mâu thuẫn lớn với nhân dân lao động. Cửu Trùng Đài được xây nên từ mồ hôi, xương máu, từ của cải của nhân dân. Như Tô từ chỗ cùng một chiến tuyến với nhân dân lao động trở thành kẻ đối nghịch, bị người ta căm ghét đến tột cùng. Tình cảnh khốn cùng ấy tất yếu sẽ dẫn đến những cuộc nổi loạn để phá hủy Cửu Trùng Đài và tiêu diệt người đã tạo ra nó.
Trong đoạn trích này, Vũ Như Tô lâm vào bi kịch bị hiểu nhầm và kết tội. Mục đích ban đầu của ông là lợi dụng tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện khát vọng nghệ thuật cao cả, nhưng cuối cùng ông lại bị đánh đồng là kẻ thù ác: “ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”. Như vậy, Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài trở thành mục tiêu tiêu diệt của những kẻ phản loạn. Dù ông vẫn luôn mang trong mình niềm hi vọng, lấy hết lời lẽ để giải thích với viên quan An Hòa Hầu: “Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây dựng cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công”. Nhưng tất cả họ chỉ nhìn thấy ở ông sự ngông cuồng, điên rồ. Chỉ duy nhất có Đan Thiềm là người hiểu được những khát vọng và mục đích cao đẹp của ông, nhưng bà cũng hoàn toàn bất lực. “Lỗi lầm của Vũ Như Tô là lỗi lầm của người nghệ sĩ tưởng rằng có thể thực hiện khát vọng nghệ thuật của minh trong cuồng vọng của bạo chúa […] Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch của người nghệ sĩ khát khao sáng tạo trong một xã hội không có chỗ cho sự khát khao đó” (Tất Thắng).
Không chỉ vậy, bi kịch của Vũ Như Tô còn là bi kịch vỡ mộng. Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, trước khi bị dẫn ra pháp trường, tự bản thân Vũ Như Tô vẫn không hiểu vì sao lại phá Cửu Trùng Đài, ông đã làm gì để nhân dân căm hận. Ông chỉ có một mục đích duy nhất đó là xây một “cảnh Bồng Lai” cho đất nước. Vậy việc ông làm có gì là sai? Cái sai của ông chính là chỉ làm nghệ thuật thuần túy mà không hề quan tâm đến đời sống nhân dân. Ông không biết rằng vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà biết bao gia đình phải li tán, vợ mất chồng, con mất cha,… cuộc sống người dân điêu linh, cực khổ. Ông trở thành kẻ ác, kẻ cô đơn nhất trong hành trình nghệ thuậ của mình. Cửu Trùng Đài bị tiêu hủy, ông vỡ mộng, đau đớn đến tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! ÔI Cửu Trùng Đài” “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường”.
Bi kịch của Vũ Như Tô xuất phát từ việc ông nhận thức sai lầm, không nhận thấy mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Vũ Như Tô luôn chìm đắm trong niềm say mê sáng tạo nghệ thuật, ông chỉ hướng đến khao khát duy nhất của mình, mượn tay kẻ ác để xây dựng Cửu Trùng Đài. Khát vọng của ông là cao đẹp song nó lại không phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Chính điều ấy đã khiến ông trở thành phe đối địch với nhân, trở thành kẻ ác và là mục tiêu hướng đến để tiêu diệt. Vũ Như Tô là điển hình của người nghệ sĩ tài hoa nhưng lại đi ngược với lợi ích nhân dân nên lâm vào bi kịch bi thương. Bi kịch của Vũ Như Tô đã góp phần thể hiện những vấn đề sâu sắc của cuộc sống muôn đời: cái đẹp, nghệ thuật bao giờ cũng phải bám rễ và phục vụ đời sống nhân dân. Nó sẽ chết yểu, sẽ bị tiêu diệt khi nó hoàn toàn chỉ là thứ nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật chân chính bao giờ cũng phải là nghệ thuật vị nhân sinh.
Bằng việc xây dựng bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lớp ngôn từ cô đọng, mang tính tổng hợp cao. Nhịp điệu linh hoạt, gấp gáp diễn tả được không khí khẩn trương lúc bấy giờ. Đồng thời kịch tính được đẩy lên cao trào giúp thể hiện tính cách nhân vật sinh động, rõ nét.
Qua bi kịch của Vũ Như Tô ta có thể thấy rằng ông là người tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ có tài năng, có hoài bão cao cả song xa rời thực tế nên lâm vào bi kịch đau đớn. Cái chết của ông là bài học cho nghệ thuật muôn thế hệ sau, nghệ thuật bao giờ cũng phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, xuất phát và phục vụ lợi ích con người. Chỉ khi dung hòa được hai khía cạnh đó thì nghệ thuật và người nghệ sĩ mới có thể tồn tại, phát triển.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
- 30+ Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Lưu Quang Vũ
- 30+ Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong bài Vĩnh biệt cửu trùng đài
- 30+ Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều