5+ Nghị luận về tiền bạc và hạnh phúc (siêu hay)
Đề bài: Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc.
- Dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống con người có những mục tiêu và đích đến khác nhau
- Nêu vấn đề nghị luận: Tiền bạc và hạnh phúc có thể coi là hai mục tiêu, hai đích đến trong số những đích đến quan trọng của con người. Xoay quanh tiền bạc và hạnh phúc, có rất nhiều những ý kiến trái chiều khác nhau cần bàn luận
1. Giải thích
- Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn được như ý nguyện
⇒ Hạnh phúc có thể coi là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người.
- Tiền bạc: Đại diện cho những giá trị vật chất, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người và là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người
⇒ Tiền bạc và hạnh phúc có thể coi là hai vấn đề liên kết tương hỗ nhau
2. Vai trò của tiền bạc đối với hạnh phúc của một con người
- Cần khẳng định một thực tế tiền bạc đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc tạo dựng hạnh phúc của một con người:
- Khi con người có tiền, họ sẽ không phải lo lắng về những vấn đề cơ bản của cuộc sống ⇒ hạnh phúc
+ Có tiền, con người có thể chăm sóc những giá trị vật chất cho bản thân: ăn uống, mua sắm
+ Có tiền, con người có thể chữa bệnh ⇒ hạnh phúc
+ Khi con người có đầy đủ những giá trị vật chất, khi đó con người mới có thể chăm óc cho tinh thần, mà ngay cả việc chăm sóc những giá trị tinh thần thì tiền cũng có vai trò quan trọng: Có tiền, con người có thể tự do đi du lịch, mở mang hiểu biết ⇒ hạnh phúc
- Dẫn chứng:
+ Các chương trình nhân đạo, từ thiện ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn một khoản tiền để trang trải cuộc sống: Chương trình Vượt lên chính mình…
+ Các chương trình hỗ trợ trẻ em, những người mắc bệnh hiểm nghèo: Tiếp sức hồi sinh… ⇒ Nếu không có tiền, không thể đem lại hạnh phúc cho những người thiếu may mắn, không may mắc bệnh hiểm nghèo
3. Hạnh phúc có nhất thiết phải do tiền bạc tạo nên?
- Khẳng định tiền bạc có vai trò quan trọng đến hạnh phúc của con người, tuy nhiên không phải cứ có tiền bạc con người sẽ nắm trong tay hạnh phúc:
+ Những người có thật nhiều tiền mà sống vô ích, không có mộng tưởng, không có ý chí ⇒ Vô nghĩa, không tìm được niềm hạnh phúc thực sự
+ Niềm hạnh phúc đối với những đứa trẻ mồ côi là có được một cuộc sống gia đình đầy đủ
+ Niềm hạnh phúc của những người già chính là được sum vầy bên con cháu
- Dẫn chứng:
+ Rất nhiều gia đình giàu có, họ vẫn li hôn khiến cuộc sống của những cậu ấm, cô chiêu rơi vào đau khổ
+ Cha đẻ của tập đoàn Apple trong bức thư cuối đời trước khi ra đi đã nhắc đến việc cuối cùng thì tiền bạc cũng không đem lại cho con người được sức khỏe, ông đúc kết chân lí con người cần biết bảo vệ sức khỏe của bản thân
4. Làm thế nào để có được hạnh phúc trọn vẹn?
- Hạnh phúc là khi con người cảm thấy thực sự thoải mái và hài lòng với những gì đang có
- Sống một cách trọn vẹn: sóng đẹp, sống có ích, có lí tưởng
- Nhìn cuộc sống bằng con mắt đầy sự lạc quan và tích cực
- Phấn đấu vì mục tiêu hạnh phúc, dù nhỏ bé hay lớn lao
- Can đảm sống và làm những gì mình yêu thích
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tiền bạc và hạnh phúc có quan hệ tương đối mật thiết, chúng ta không phủ nhận vai trò của tiền bạc trong việc tạo dựng hạnh phúc cho con người nhưng nhấn mạnh rằng tiền bạc không phải lúc nào cũng là tất cả
Cuộc sống của con người luôn mong muốn và hướng tới được thỏa mãn cả về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Đó là nhu cầu hết sức chính đáng của cuộc sống. Bởi vậy, giữa tiền bạc và hạnh phúc có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sử thỏa mãn cho con người. Nhưng làm thế nào để hai yếu tố này cân bằng, hài hòa với nhau một cách trọn vẹn nhất?
Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là tiền bạc và thế nào là hạnh phúc? Tiền bạc là phương tiện để con người mua bán, trao đổi mọi vật dụng trong đời sống. Tiền bạc là đại diện cho vật chất. Ngược lại, hạnh phúc lại thiên về mặt tinh thần. Nó là những cảm xúc, cảm giác sung sướng cực điểm khi được thỏa nguyện về một vấn đề nào đó. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau.
Tiền bạc là phương tiện để duy trì cuộc sống cho con ngươi. Mọi nhu yếu phẩm hàng ngày của chúng ta đều phải sử dụng đến tiền để duy trì cuộc sống: thực phẩm, quần áo, giáo dục, y tế,… Nếu không có tiền thì những nhu cầu tối thiểu đó con người cũng sẽ không được đáp ứng. Nếu có tiền, chúng ta sẽ được hưởng một cuộc sống thoải mái, tiện nghi, không chỉ vậy còn được hưởng những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho bản thân và cả gia đình. Có tiền chúng ta cũng có thể giúp đỡ người khác được nhiều hơn, tương trợ những người có hoàn cảnh éo le giúp họ vượt lên hoàn cảnh. Nếu chúng ta không có tiền, dù có gặp những người có hoàn cảnh éo le thì “lực bất tòng tâm”, tâm muốn giúp mà điều kiện, hoàn cảnh không cho phép. Chẳng phải điều đó cũng làm ta đau buồn đó sao. Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới, ông đã dùng một phần tài sản của mình để giúp đỡ những trẻ em nghèo, những trẻ em lang thang cơ nhỡ ở các nước kém phát triển. Nếu Bill Gates chỉ là một người bình thường liệu ông có thể giúp đỡ và đem lại hạnh phúc cho nhiều người đến vậy không? Có tiền cũng là cơ hội giúp bạn thực hiện những mong muốn, mơ ước một cách nhanh chóng hơn. Như vậy, có tiền cũng là một phương tiện để chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Ở phương diện này đồng tiền không hề xấu.
Nhưng ngược lại, tiền bạc cũng gây lên những áp lực, những hệ lụy khôn lường đối với con người. Người ta hăng say kiếm tiền mà bỏ quên những giá trị hạnh phúc đích thực, bỏ quên những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ họ. Ma lực của đồng tiền đôi khi làm người ta mờ mắt, sẵn sàng làm những việc xấu xa, băng hoại đạo đức để có được tiền.
Tiền bạc còn phá vỡ mối quan hệ bình đẳng giữa con người với con người. Khoảng cách giàu nghèo quá lớn, khiến con người trở nên xa lạ với nhau, giữa những người không cùng “đẳng cấp” họ không thể tìm được tiếng nói chung. Tiền bạc còn là căn nguyên của mọi xích mích, biết bao gia đình đã tan nát vì tranh giành tiền bạc, tài sản,…
Vậy chẳng lẽ hạnh phúc lại không có chút ý nghĩa gì, không có giá trị nào hay sao? Hoàn toàn không phải như vậy, khi chúng ta hạnh phúc, cơ thể thư giãn, thoải mái đó sẽ là điều kiện nảy nở những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, là cơ hội biến những dự định thành hiện thực. Những người yêu đời, sống hạnh phúc bao giờ cũng dễ dàng thành công hơn những người sống u uất, trầm cảm.
Không phải cứ có nhiều tiền chúng ta sẽ được sống hạnh phúc. Điều quan trọng với mỗi người là phải tạo nền sự cân bằng, hài hoa giữa tiền bạc và hạnh phúc, giữa nhu cầu về vật chất và những khát vọng về đời sống tinh thần. Chỉ khi ấy con người mới được hưởng một công sống thoải mái, thanh thản thực sự. Để có được điều đó, bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng không ngừng trong học tập, lao động. Hãy kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình, dùng nó vào những mục đích chính đáng. Kiếm tiền nhưng cũng không quên quan tâm, chăm sóc những người xung quanh, không quên đem lại cho bản thân những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn. Với những hạnh phúc đã có được phải trân trọng, gìn giữ, bởi tạo được hạnh phúc không hề đơn giản, đừng vì những lí do tiền bạc mà phũ phàng, phụ bạc nhau. Và mỗi người cần phải hiểu rằng, tiền bạc chỉ là một yếu tố nhỏ đem đến hạnh phúc cho con người không phải yếu tố quan trọng nhất. Hơn nữa, hạnh phúc có thể làm ra của cải, tiền bạc còn tiền bạc chưa chắc đã đem đến hạnh phúc thực sự cho con người.
Trong cuộc sống hiện đại, tiền bạc và hạnh phúc đều có vị trí, ý nghĩa quan trọng. Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần phải có thái độ, cách nhìn nhận đúng đắn giữa hai phương diện vật chất này. Không nên quá đề cao tiền bạc mà hạ thấp hạnh phúc, bởi vậy bạn sẽ rơi vào cô đơn. Cân bằng giữa hai yếu tố trên, lấy hạnh phúc là cơ sở là mục đích phấn đấu sẽ đem lại cho bạn cuộc sống đầy tốt đẹp và ý nghĩa.
Cuộc sống của con người được tạo nên bởi hai yếu tố vật chất và tinh thần. Đại diện cho nó là tiền bạc và hạnh phúc, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển nhu cầu vật chất càng tăng cao, hạnh phúc càng thiết thực hơn, quan niệm sống, giá trị sống có nhiều nét khác biệt so với thời kì trước.
Tiền bạc là gì? Tiền bạc là phương tiện để trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay một số các quốc gia có chung sự mã hóa với nhau về tiền bạc. Nó thuộc phạm trù vật chất. Vật chất có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Nó cung ứng cho ta các đồ dùng, vật dụng để duy trì sự sống. Ví dụ đơn giản muốn tồn tại được thì phải ăn muốn có ăn thì phải có tiền để mua đồ về nấu hay ra ngoài mua bát phở...
Vậy còn hạnh phúc phải hiểu như thế nào? Hạnh phúc là giá trị tinh thần, nó rất rộng và khó xác định. Hạnh phúc là trạng thái mãn nguyện và thoả mãn trong tâm hồn của con người trên mọi phương diện đời sống. Hạnh phúc đơn giản là đầy đủ cơm ăn áo mặc, được học hành đầy đủ. Hạnh phúc là khi ta sinh ra được lành lặn, đầy đủ các bộ phận. Hạnh phúc có thể là khi ta vượt qua khó khăn hay được điểm cao trong học tập... mỗi người có một cái nhìn riêng về hạnh phúc, ở tại mỗi thời điểm con người lại có những hạnh phúc khác nhau. Nhưng nhìn chung hạnh phúc có được khi cuộc sống no đủ về vật chất.
Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc là mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Tiền bạc là cơ sở, tiền đề để có được hạnh phúc. Hạnh phúc là nhân tố thúc đẩy, là động lực để làm ra tiền bạc. Cuộc sống của con người nếu thiếu một trong hai sẽ không được trọn vẹn như mong đợi.
Trước tiên, tiền bạc là điều kiện để có được hạnh phúc. Tiền bạc đáp ứng cho cuộc sống về nhu cầu vật chất như nhà ở, xe cộ, đồ ăn, quần áo... đó là những đòi hỏi tối thiểu để duy trì sự sống. Nếu thiếu chúng cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tiền bạc giúp cho thế giới tinh thần được thoải mái, mãn nguyện khi không quá lo lắng về gánh nặng cơm áo gạo tiền. Có tiền bạc sẽ cho ta những cuộc vui, những chuyến du lịch xa để giải tỏa stress. Có tiền bạc ta sẽ tự tin để làm điều mình muốn, thực hiện những dự định còn dang dở. Chính những điều đó là hạnh phúc đem lại khi có tiền bạc trong tay.
Tuy nhiên chúng ta đừng bao giờ tuyệt đối hóa vai trò của tiền bạc bởi điều đó khiến cho sự sống trở thành sự tồn tại, con người mải mê chạy theo giá trị vật chất mà quên mất rằng thế giới tâm hồn của mình đang bị khô héo, quên mất đi tình người cần có để làm giàu cho sự sống. Trong xã hội ngày nay không ít những người làm cha làm mẹ vì bị cuốn xoáy trong danh vọng, địa vị, đồng tiền mà không có thời gian dành cho gia đình, quan tâm chăm sóc con cái. Họ cứ nghĩ rằng có tiền là có hạnh phúc cho con để rồi những đứa trẻ nhẹ thì bị tủi thân, thiếu thốn tình cảm nặng thì bị trầm cảm hay lao vào những cuộc chơi vô bổ. Rồi có biết bao những con người vì tiền bạc mà sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức làm người, rồi có những vụ án giết người vì tiền bạc gây chấn động dư luận như: vụ án Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng Bích Ngọc ở Bắc Giang giết hại vợ chồng chủ tiệm, đứa con 18 tháng tuổi và đứa lớn 8 tuổi bị chém đứt tay. Hay vụ án Nguyễn Hải Dương giết gia đình sáu người vì trả thù tình và cướp tài sản. Và còn biết bao điều đáng sợ vì tiền mà con người có thể làm. Đó là những vụ án nghiêm trọng hàng đầu gây rối loạn an ninh và gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài.
Mặt khác hạnh phúc là nhân tố để thúc đẩy ta nỗ lực làm ra nhiều tiền bạc. Bởi có hạnh phúc tinh thần thoải mái sẽ khiến ta thêm hưng phấn trong công việc, nảy sinh ra nhiều ý tưởng dự án mới để có cơ hội kiếm tiền. Hạnh phúc khiến ta đam mê với sự nghiệp mà mình theo đuổi để ta cố gắng không ngừng vì nó. Hạnh phúc cho ta động lực để vượt qua khó khăn tiến tới những điều tốt đẹp hơn.
Tiền bạc và hạnh phúc đều rất quan trọng đối với nhau, tuy nhiên nó không phụ thuộc hoàn toàn vào nhau. Đối với những con người coi trọng thế giới tinh thần thì họ không cần quá nhiều tiền bạc, chỉ cần được theo đuổi công việc mình yêu thích, sống cuộc sống như mong muốn vậy là hạnh phúc. Trong công việc nếu chỉ làm vì tiền thì sẽ mất đi sự hứng thú, nhanh rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng. Chính vì vậy để cân bằng được mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc không phải là điều đơn giản và không phải ai cũng có thể làm được. Để vừa có tiền vừa có hạnh phúc bắt buộc ta phải có cái nhìn thấu đáo đánh giá đúng vai trò của chúng trong cuộc sống và phải luôn luôn làm chủ bản thân trong vòng xoáy ma lực đồng tiền.
Quan niệm về tiền bạc và hạnh phúc trong xã hội ngày nay có nhiều thay đổi, có lẽ suy nghĩ “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” không còn phù hợp. Hãy có cái nhìn thực tế hơn về hạnh phúc, cũng đừng quá coi trọng tiền bạc bởi lòng tham là con quỷ dữ trong mỗi chúng ta cần điều chỉnh nó theo hướng tích cực. Tiền không phải là tất cả, có tiền nhưng không thể mua được hạnh phúc đúng nghĩa.
Tiền bạc và hạnh phúc hai phạm trù quan trọng, bao trùm lên đời sống con người. Tuy mỗi người có một quan niệm, suy nghĩ, cách nhìn nhận về chúng khác nhau nhưng đừng để cuộc sống mất đi giá trị vì tiền bạc và hãy để cho hạnh phúc được thiết thực trong đời sống.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
- 30+ Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong truyện Tấm Cám
- 30+ Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm
- 30+ Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người
- 30+ Nghị luận về lòng tự trọng
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều