Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (hay, ngắn gọn)
Bài giảng: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên không chỉ hấp dẫn người đọc ở những chi tiết kì ảo li kì, ở cốt truyện hấp dẫn mà còn ở nội dung phản ánh của tác phẩm. Ra đời đã cách đây mấy thế kỉ nhưng bức tranh hiện thực được Nguyễn Dữ phơi bày trong tác phẩm vẫn còn có ý nghĩa, giá trị cho đến tận ngày nay.
Bối cảnh của truyện xảy ra vào khoảng đầu thế kỉ XV. Căn cứ cho bối cảnh này chính là lai lịch của tên Bách hộ họ thôi, cuối đời nhà Hồ, quân Minh sang xâm lược nước ta. Ngoài ra còn có thể kể đến chi tiết Tử Văn nhận chức phán sự, có người quen nhìn thấy Tử Văn vào năm Giáp Ngọ - 1417, đây là những cơ sở khẳng định sự ra đời của câu chuyện vào đầu thế kỉ XV. Thời điểm Nguyễn Dữ chấp bút viết tác phẩm là vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, đó là thời điểm xã hội phong kiến bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái, nội chiến Lê – Mạc xảy ra liên miên, đời sống xã hội bất ổn, rối ren, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính trong khoảng thời gian này Nguyễn Dữ cũng chỉ ra làm quan được vài năm rồi lui về ở ẩn. Bởi vậy, ông mượn bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất là muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang sống – đầu thế kỉ XVI với nhiều bất công ngang trái: kẻ ác lộng hành, được hưởng an nhàn, sung sướng, người hiền phải chịu nhiều oan khuất, sống khổ cực; quan lại tham lam của đút, người đại diện cho pháp luật bị lấp tai, che mắt. Đó chính là hiện thực hết sức bất ổn được Nguyễn Dữ phản ánh trong tác phẩm.
Trước hết, giá trị hiện thực của tác phẩm được thể hiện ở những bất công ngang trái trong xã hội: tên tướng giặc họ Thôi độc ác gian xảo hưởng cuộc sống an nhàn, còn vị thổ thần hiền lành bị đuổi đi, chịu nhiều bất công. Lúc sống tên Bách hộ họ Thôi là một tướng chuyên đi xâm lược nước khác, mưu đồ làm những việc trái với đạo trời, cho đến khi chết hắn vẫn hiện nguyên hình là một kẻ cướp – cướp đền, cướp nơi ở của người khác. Tính cách đó của hắn được thể hiện nhất quán trong mọi cử chỉ, hành động. Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn biến thành hồn ma, tự xưng là cư sĩ, dùng đạo lí Nho gia để buộc tội người ngay thắng, lấy oai danh của quỷ thần để dọa nạt Tử Văn hòng làm cho chàng sợ hãi mà dựng lại đền cho hắn. Khi không thực hiện được ý đồ thì tức giần, thề độc rồi “phất áo đi”.
Khi xuống âm ti đối chất, hắn vô cùng lo lắng bởi vậy đã đến trước Tử Văn để liệu kế kêu cầu Diêm Vương. Nhưng trước sự cứng cỏi tâu trình của Tử Văn hắn lại ngoan cố, ra sức vu oan, cãi cọ với Tử Văn, nhằm làm lẫn lộn phải trái ngay trước mặt Diêm Vương: “Ấy vậy là ở trước vương phủ mà hắn còn ghê gớ như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”. Tử Văn vẫn cứng cỏi vạch tội hắn xin Diêm Vương cử người đi xác minh thì tên Bách hộ họ Thôi một mặt lăng nhục Tử Văn, mặt khác lại kêu cầu xin Diêm Vương khoan dung tha cho Tử Văn: “Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả là đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi…”. Những thủ đoạn đó đã cho thấy sự gian ngoan, xảo quyệt của hắn hòng có thể thoát tội. Đem tên tướng giặc bại trận làm đối tượng đả kích Nguyễn Dữ đã thể hiện sâu sắc tinh thần dân tộc cao cả: tên tướng giặc đã bị trừng trị thích đáng, Tử Văn được khôi phục danh dự và hưởng phần thưởng xứng đáng với sự thẳng thắn, chính trực của mình.
Không chỉ vậy, tác phẩm còn tố cáo quan lại, thánh thần ở cõi âm bị đồng tiền che mắt, làm việc quan liêu. Các miếu thần lân cận vì tham của đút của tên Bách hộ mà bênh vực cho hồn ma tướng giặc, sự gian tà như “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”, khiến cho vị thổ công phải ở ẩn, chịu khổ cực suốt bao năm mà không tài nào có thể minh oan được cho bản thân. Ngay cả Diêm Vương làm việc cũng hết sức quan liêu, xem xét sự việc chưa kĩ lưỡng, ban đầu mới chỉ nghe lời tố cáo của tên Bách hộ mà chút nữa đã phán oan tội cho Ngô Tử Văn. Khi Tử Văn xuất hiện thì lập tức bị kết tội, thể hiện qua lời nhận xét hồ đồ của Diêm Vương “Kẻ kia là một cư sĩ, trung thần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”. Bên cạnh đó lời trách phạt của Diêm Cương với các phán quan, Nguyễn Dữ đã phơi bày hiện thực xã hội nhức nhối của xã hội đương thời: “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trá càn bậy như thế”.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã phơi bày hiện thực xã hội đương thời, trong đó điều nhức nhối chính là nạn tham quan ô lại tiếp tay cho cái ác, cái xấu được mặc sức hoành hành, gây nên biết bao nỗi đau khổ cho người dân lương thiện. Tác phẩm cũng là lời kêu gọi của tác giả, mọi người hãy đứng lên để cùng đấu tranh tiêu diệt cái xấu, cái ác, bảo vệ công lí, chính nghĩa.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều