Dàn ý bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (hay, ngắn gọn)



Dàn ý bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn hay hơn.

Đề bài: Dàn ý Phân tích bài thơ Tại Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Bài giảng: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lí Bạch và bài thơ: Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên” với hồn thơ phóng khoáng, bay bổng cùng sự nghiệp văn chương đồ sộ. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là bài thơ xuất sắc đầy cảm xúc của tác giả trong cuộc tiễn đưa tri kỉ.

- Khái quát suy nghĩ của bản thân: Tống biệt là chủ đề tiêu biểu trong thơ Đường. Bài thơ của Lí Bạch đem lại nhiều tình cảm xúc động nơi người đọc.

II. Thân bài

1. Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn biệt.

- Đối tượng đưa tiễn: Cố nhân - Người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ. Bản dịch thơ chỉ dịch là bạn, chưa thể hiện được hết nội hàm ý nghĩa của bản gốc.

- Không gian đưa tiễn:

     + Nơi đi: phía Tây Hoàng Hạc Lâu:

   • Lầu Hoàng Hạc ở phố Vũ Hán tỉnh Bắc Hồ, gắn với truyền thuyết một người nước Thục tu thành tiên cưỡi hạc vàng về đây rồi bay đi. Đây là địa danh gắn với cõi thần tiên.

   • Phía Tây: Chỉ điểm nhìn, ở những vùng núi cao cho những người ẩn sĩ tâm hồn trong sạch.

→ Không gian thoát tục, đẹp, huyền ảo, lãng mạn

     + Nơi đến: Dương Châu – chốn phồn hoa bậc nhất đời Đường

→ Không gian trần tục, phồn hoa, rực rỡ

- Thời gian đưa tiễn: Tháng ba – mùa hoa khói: Cuối mùa xuân

- Cảnh vật: Yên hoa – hoa trong sương mù trông như khói bao phủ

→ Cảnh đẹp diễm lệ của mùa xuân.

⇒ Hai câu thơ diễn tả khung cảnh tiễn biệt đẹp, lãng mạn.

⇒ Sự đối lập giữa cái có (khung cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp) và cái không có (niềm vui sum vầy) đã thể hiện tâm trạng lưu luyến,bịn rịn trước cảnh chia li của tác giả.

2. Hai câu sau: Tâm trạng của tác giả

- Hình ảnh “cô phàm” – cánh buồm lẻ loi: Bản dịch thơ dịch là bóng buồm chưa diễn tả hết sự cô đơn, lẻ loi của người tiễn đưa và kẻ ra đi giữa sông nước mênh mang

- Hình ảnh “Bích không tận”

     + Khoảng không xanh biếc, mênh mông. Bản dich thơ chỉ nhắc đến bầu không, chưa thể hiện được sự mênh mông, rợn ngợp của không gian ấy.

→ Sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi và người ở lại

     + Ngoài ra, hình ảnh còn gợi sự dịch chuyển của không gian từ xa đến gần, từ sâu đến rộng rồi mất hút khỏi tầm mắt. bản dịch thơ cũng chưa thể hiện được ý này.

→ Cái nhìn đau đáu, hoài trông của tác giả. Thể hiện mối tình bằng hữu tri kỉ gắn bó, luyến lưu.

- Hai hình ảnh đối lập: Cô phàm (nhỏ bé, cô đơn) >< bích không tận (mênh mông, rợn ngợp)

→ Nhấn mạnh sự nhỏ bé, lẻ loi của con thuyền như bị nuốt chửng vào không gian sông nước mênh mang

→ Sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước không gian bao la rợn ngợp.

- Hình ảnh “Trường Giang thiên tế lưu”:

→ Hình ảnh ước lệ đầy lãng mạn, gợi không gian vũ trụ bao la gợi cảm giác nhỏ bé, rợn ngợp cho con người

→ Khắc họa tâm trạng cô đơn cùng nỗi nhớ tha thiết của tác giả.

3. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên để thể hiện cảm xúc con người

- Ngôn ngữ hàm súc, trang trọng, ý tại ngôn ngoại

- Hình ảnh ước lệ, tinh tế gợi những không gian vũ trụ lớn lao, kì vĩ, các địa danh nổi tiếng

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ

- Mở rộng: Chủ đề tình bạn trong thơ tống biệt trong thơ Lí Bạch rất phong phú. Ngoài bài thơ vừa phân tích trên còn có: Tống hữu nhân, tặng Uông Luân,...

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


tai-lau-hoang-hac-tien-manh-hao-nhien-di-quang-lang.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học