30+ Phân tích đoạn trích Ra-Ma buộc tội (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích đoạn trích Ra-Ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na)
Bài giảng: Ra-ma buộc tội - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
- Giới thiệu sử thi Ramayana: Là một trong hai bộ sử thi lớn nhất của Ấn Độ và thế giới, phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ cổ đại và những phẩm chất cao đẹp của con người
- Khái quát về đoạn trích: Nói về tâm trạng và hành động của Ra – ma và Xi-ta sau khi Xi-ta được giải thoát, từ đó thể hiện những đức tính cao quý của hai nhân vật này.
1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta
- Xi-ta vừa được Ra-ma giải cứu khỏi tay quỷ vương Ra-va-na.
- Cuộc tái hợp của hai vợ chồng không phải ở không gian riêng tư mà trong không gian cộng đồng với sự chứng kiến của rất nhiều người.
- Ra – ma trong tư cách kép với những ràng buộc kép:
+ Một quốc vương với bổn phận cai trị vương quốc mẫu mực
+ Một người chồng hết lòng quan tâm nhớ thương vợ.
→ Ra-ma trong vai trò của một quan tòa buộc phải kết tội Xi-ta. Lời buộc tội có sự chi phối lớn bởi hoàn cảnh.
- Xi-ta chưa kịp vui mừng, hạnh phúc vì được giải thoát, đã bị chính người chồng đem ra kết tội, sỉ nhục
→ Xi-ta buộc phải minh chứng cho danh dự và phẩm chất của mình.
⇒ Hoàn cảnh tái hợp đặc biệt ấy chính là điều kiện để Ra-ma và Xi-ta bộc lộ phẩm chất.
2. Lời buộc tội của Ra-ma.
- Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:
+ Xưng hô: ta - phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng lạnh lùng xa cách.
+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta…”, không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá.
+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ,…”.
+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận vợ và đuổi nàng đi “ta không cần đến nàng nữa…”.
→ Những lời nói rất lạnh lùng, tàn nhẫn với những chỉ thị oai nghiêm của người anh hùng chứng tỏ lòng ghen tuông đẩy đến cao độ khiến Ra-ma thiếu bình tĩnh. Ra-ma tuy là một vị thần nhưng vẫn mang đặc điểm của người trần tục: lúc yêu lúc ghen, lúc oai phong lúc tầm thường, lúc cương quyết lúc mềm yếu.
- Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:
+ Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”
+ Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.
→ Một tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc giằng xé trong con người Ra-ma:
Anh hùng (cao thượng) >< Con người (mềm yếu)
⇒ Hoàn cảnh ngặt nghèo buộc Ra-ma phải lựa chọn danh dự. Đó là một hình mẫu lý tưởng của người anh hùng thời xưa.
⇒ Mặc dù rất yêu vợ nhưng Ra-ma bị đặt trong tình thế của một vị vua cai trị quốc vương một cách mẫu mực, đứng trong không gian của cộng đồng lời buộc tội càng trở nên gay gắt. Ra-ma có lòng trung thành tuyệt đối với bổn phận, trách nhiệm của cộng đồng.
3. Lời đáp và hành động của Xi-ta.
- Phản ứng trước những lời buộc tội của Rama
+ Mở tròn xoe đôi mắt đẫm lệ,
+ Đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát, muốn chôn vùi cả hình hài lẫn thân xác.
+ Nước mắt đổ ra như suối, giọng nói nghẹn ngào nức nở
⇒ Phản ứng của Xi-ta từ ngạc nhiên đến sững sờ, bàng hoàng đến đau đớn tột độ
- Lời đáp của Xi-ta.
+ Chỉ trích lời nói của Ra-ma, xem đó là lời lẽ của kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn.
+ Nêu ra những bằng chứng chứng minh cho sự thủy chung: Khỉ Ha-nu-man có thể làm chứng cho nàng, nguồn gốc xuất thân cao quý không cho phép nàng làm điều ô uế
+ Lấy tư cách của mình ra để thề: “hãy tin vào danh dự của thiếp”
+ Khẳng định tình yêu dành cho Ra-ma: “trái tim thiếp thuộc về chàng”.
→ Lời nói của Xi-ta vừa có tình vừa có lí, thể hiện nàng là một người phụ nữ lí trí, thông minh, đức hạnh và chung thủy.
- Hành động tự thiêu của Xi-ta
+ Xi-ta đi quanh Ra-ma, cúi lậy chư thần, đấng Bra-ma, cầu xin sự chứng giám của thần Lửa A-nhi
+ Nàng dũng cảm chấp nhận cái chết để chứng minh cho sự chung thủy, cho tình yêu, cho phẩm hạnh của mình.
+ Thái độ của người xung quanh: ai nấy đều đau lòng đứt ruột, các phụ nữ kêu khóc thảm thương,..thể hiện lòng thương cảm, sự tin tưởng.
+ Xi-ta nhảy vào lửa nhưng không chết bởi nàng được thần linh che chở và chứng giám cho sự chung thủy.
⇒ Xi-ta là mẫu phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ yêu chồng, thủy chung, nhẫn nại, chịu đựng, dũng cảm, vị tha
4. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ: trang trọng, phong phú, biểu cảm.
- Miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật qua đối thoại, qua hành động, cử chỉ
- Kết hợp yếu tố hiện thực và kì ảo
- Xây dựng tình huống đầy kịch tính
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Mở rộng: Đoạn trích Ra-ma buộc tội nói riêng và sử thi Ấn Độ nói chung là con thuyền chở bài học đạo đức nhân sinh đối với cộng đồng
Ra-ma buộc tội được trích từ sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, đoạn trích đã tái hiện cảnh tái ngộ đầy bi kịch, éo le của hai vợ chồng Ra-ma và Xi-ta. Qua cách ứng xử, hành động của hai nhân vật sau những ngày xa cách đã phần nào bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của họ.
Vợ của Ra-ma là Xi-ta bị quỷ vương Ra-va-na bắt đi. Sau cuộc đấu tranh quyết liệt của Ra-ma với quỷ vương, chàng đã cứu được vợ, nhưng lại nghi ngờ sự trong trắng của Xi-ta trong những ngày bên cạnh quỷ vương, cơn ghen tuông nổi lên và bản thân chàng không muốn nhận lại Xi-ta làm vợ mình.
Không gian gặp gỡ giữa hai người là không gian cộng đồng, diễn ra trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Lấy không gian này, Ra-ma nhằm công khai hóa lời buộc tội với vợ, đồng thời thể hiện uy tín và danh dự của một đức vua trong tương lai. Chính bối cảnh này cũng có tác động mạnh mẽ đến ngôn ngữ, tâm lí của hai nhân vật. Ra-ma đứng trên hai tư cách, một là người chồng, hai là tư thế một vị anh hùng phải bảo vệ danh dự của bản thân. Điều đó khiến cho tâm trạng chàng có sự đấu tranh giằng xé giữa lí trí và tình cảm. Xi-ta vô cùng đau đớn, xấu hổ khi bị chính chồng mình buông ra những lời buộc tội trước cộng đồng. Nàng cảm thấy mình bị sỉ nhục. Đây chính là hoàn cảnh thử thách mà hai nhân vật chính phải vượt qua để khẳng định danh dự, phẩm chất của bản thân.
Trước hết về diễn biến tâm trạng của Ra-ma. Sau khi đánh thắng quỷ vương, nếu như Xi-ta khao khát được gặp chồng bao nhiêu thì Ra-ma lại tìm cách trì hoãn cuộc trùng phùng bấy nhiêu. Khi gặp lại vợ trong chàng là hai trạng thái cảm xúc đan xen nhau vừa vui mừng vừa buồn đau. Ngay từ giây phút đầu tiên gặp mặt, Ra-ma đã tỏ thái độ xa cách qua ngôn ngữ: “Hỡi phu nhân cáo quý!”, đồng thời Ra-ma cũng phủ nhận lí do chiến đấu với quỷ vương không phải vì Xi-ta mà bởi chính bản thân Ra-ma mà thôi: “Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả”. Chàng muốn thông báo cho Xi-ta và tất cả mọi người về cuộc chiến đã thành công, ngầm khẳng định tài năng của mình trước tất cả dân chúng, còn với Xi-ta chàng cũng muốn gửi tới nàng bức thông điệp về vị trí của Xi-ta đã thay đổi, chàng phải sống với danh dự và bổn phận của một đức vua tương lai.
Mặc dù nói những lời như vậy, nhưng khi buộc tội Xi-ta lòng Ra-ma lại đau như cắt, dù vậy chàng vẫn phải nói những lời lạnh lùng, “nàng muốn đi đâu tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa”. Trong lời cáo buộc, Ra-ma chỉ nói đến danh dự, nhân phẩm mà quên đi tình nghĩa vợ chồng. Lí do chàng đưa ra chính là do Xi-ta đã lưu lại quá lâu trong nhà của một kẻ xa lạ. Trong lời buộc tội Ra-ma dùng rất nhiều từ ngữ có tính khẳng định “ta biết chắc điều này” “phải biết chắc điều này…” thể hiện một tâm trạng đau đớn, dường như nói những điều đó ra, lòng Ra-ma còn đau đớn hơn Xi-ta gấp ngàn lần. Trong những lời buộc tội đó ta không chỉ thấy sự lạnh lùng mà còn thấy một trái tim yêu đương cháy bỏng đang ghen tuông, chẳng có người chồng nào lại không ghen khi thấy vợ mình bị bắt bởi một người đàn ông khác.
Nhưng đau đớn nhất là giờ phút Ra-ma phải chứng kiến Xi-ta bước lên giàn lửa, lúc ấy “trông chàng khủng khiếp như thần chết vậy”. Chàng ngồi đó mắt dán xuống đất. Chắc hẳn trong thời khắc đó, Ra-ma đã đau đớn, dằn vặt hơn bất cứ người nào khác. Qua đoạn trích ta có thể thấy Ra-ma hiện lên là một người anh hùng có sức mạnh phi thường, một bậc quân vương trọng danh dự, nhân phẩm, nhưng chàng cũng là người giàu tình nghĩa, luôn yêu thương vợ.
Xi-ta một người phụ nữ xinh đẹp, thủy chung, nàng bị quỷ vương bắt đi. Khi nghe tin Ra-ma đã giành chiến thắng, Xi-ta vô cùng vui mừng, hạnh phúc, điều nàng mong mỏi nhất chính là được gặp Ra-ma. Nhưng khi gặp Ra-ma trước tất cả mọi người Xi-ta vô cùng ngạc nhiên, đồng thời nàng cũng nhanh chóng hiểu ra tình thế của mình, nàng tỏ ra khiêm nhường trước Ra-ma. Trước những lời buộc tội của Ra-ma, nàng “mở tròn đôi mắt đẫm lệ” trong nỗi ngạc nhiên, đau đớn đến tột cùng. Sau khi nghe xong nhuững lời buộc tội hết sức tàn nhẫn, nàng “đau đớn đến nghẹt thở” “như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”. Mỗi lời Ra-ma nói như “xuyên vào trái tim nàng một mũi tên” “nước mắt đổi như suối”. Hàng loạt các câu văn miêu tả với biện pháp so sánh sinh động đã cho thấy nỗi đau đớn, tủi hổ đến tận cùng của Xi-ta. Nhưng ngay sau đó nàng lấy lại bình tĩnh và cất lên lời thanh minh cho chính mình. Nàng trách Ra-ma đã không suy xét mà đánh đồng nàng với những phụ nữ tầm thường: “giống như kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”. Và nàng khẳng định phẩm hạnh, tư cách của mình, với những lời lẽ thanh minh hết sức sắc sảo: khi Ra-va-na bắt nàng, nàng ngất đi. Nàng phân biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh nàng và quyền lực của kẻ khác. Nàng cũng khẳng định chắc chắn trái tim mình chỉ thuộc về Ra-ma. Nhưng dù dùng tất cả nỗ lực, cố gắng Xi-ta vẫn không minh chứng được sự trong sạch của mình.
Bị dồn đến bước đường cùng, Xi-ta đưa ra quyết định mang cả tính mệnh của mình để minh chứng cho tấm lòng, phẩm hạnh của bản thân, nàng nhờ thần lửa A-nhi chứng minh cho tấm lòng trong trắng, thủy chung. Đây là hành động dũng cảm, tự tin của Xi-ta về phẩm giá, đức hạnh của mình. Có thể nói chi tiết Xi-ta nhảy vào lửa là chi tiết đẹp nhất, huyền thoại nhất trong đoạn trích. Với hành động đó nàng đã chứng minh được lòng thủy chung, sự trong trắng bản thân trong những ngày bị quỷ vương bắt, đồng thời khẳng định phẩm giá của một một phụ nữ cáo quý, qua đó giải tỏa được mối ghen tuông của Ra-ma.
Đoạn trích thành công trong nghệ thuật tạo dựng tình huống giàu kịch tính qua đó buộc lộ tâm trạng, tính cách của mỗi nhân vật. Nghệ thuật khắc họa tâm lí qua ngôn vật tài tình. Ngôn ngữ, giọng điệu đa dạng, phong phú thể hiện được tâm trạng nhân vật. Xây dựng các chi tiết mang tính huyền thoại vô cùng đặc sắc.
Tác phẩm đã ghi lại thành công diễn biến tâm trạng phức tạp của Ra-ma và Xi-ta trong cuộc gặp gỡ của họ trước cộng đồng. Ra-ma một mặt là người anh hùng trong danh dự, nhân phẩm nhưng đồng thời là người chồng biết yêu, biết ghen tuông. Xi-ta lại là điển hình cho người phụ nữ có tình yêu sâu sắc, sự thủy chung và ý thức về danh dự. Hai nhân vật là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Ấn Độ.
Ra-ma-ya-na là thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng thế giới, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên. Tác phẩm liên tục được nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân bổ sung về nội dung, trau chuốt về nghệ thuật và đạo sĩ Van-mi-ki là người hoàn thiện cuối cùng.
Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích, các tác giả đã thể hiện quan điểm về Vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.
Có thể nổi Ra-ma là nhân vật hội tụ đẩy đủ những nét tính cách của một vị vua anh hùng như ao ước của dân chúng thời đại đó. Tính cách cao quý của chàng được thể hiện rõ trong mọi tình huống yà tình huống ở đoạn trích này là khá đặc biệt.
Theo quy luật tâm lí thông thường thì lẽ ra gặp lại vợ sau một thời gian dài xa cách Ra-ma phải hết sức vui mừng và niệm vui to lớn ấy sẽ chi phối mọi suy nghĩ cùng hành động của chàng. Thế nhưng Ra-ma lại không như vậy. Chàng nói với Xi ta: Hỡi phu nhân cao quý, Ta đã đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay, ai nấy đều đả được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình. Nàng đã bị gã Rắc-sa-xa tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta, đó là do số phận của nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống. Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra trả thù là kẻ tầm thường…
Rõ ràng là khẩu khí của người anh hùng tài ba và coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của bản thân. Ra-ma đã chiến đấu và chiến thắng quỷ vương Ra-va-na trước hết là vì danh dự dòng dõi cao quý của mình, vốn là người thẳng thắn, trung thực, chàng không giấu diếm suy nghĩ về người vợ mà chàng vừa giành lại được từ tay quỷ vương:… Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó chính là để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thế nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ? Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta ?
Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta không chỉ có hai người mà diễn ra trước đông đảo anh em, bạn hữu và dân chúng. Vì thế Ra-ma không thể chỉ cư xử với tự cách của một người chồng mà còn với tư cách của một vị anh hùng vừa chiến thắng kẻ thù một cách vinh quang và cao hơn nữa là tư cách của một đấng quân vương. Do vậy ta không thể trách Ra-ma quá lạnh lùng, tàn nhẫn, vì con người của giai cấp, con người của xã hội trong chàng buộc chàng phải cư xử như vậy với người vợ mà chàng trân trọng gọi là phu nhân cao quý.
Suy nghĩ của hoàng tử Ra-ma tiêu biểu cho quan điểm đạo đức của giai cấp quý tộc Ấn Độ thời đó. Tuy nhiên, nó cũng có những điều gần gũi với suy nghĩ của phần lớn đàn ông trong xã hội phong kiến với rất nhiều ràng buộc khắt khe. Đối với Ra-ma thì danh dự của bản thân, gia đình và dòng tộc là quan trọng nhất, cho nên dẫu yêu thương người vợ hiển thục, xinh đẹp đến mấy đi chăng nữa thì chàng vẫn phải chối từ vì không thể vượt lên trên dư luận.
Những lời nói của hoàng tử Ra-ma khiến Xi-ta tan nát cả cõi lòng; Nàng đau đớn đến nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lời tố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Gia-na-ki xấu hổ cho số kiếp cửa nàng. Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ rà như suối. Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói: Cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp bèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng ! Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giới phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng có hiểu biết thiếp chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi…
Trong đau đớn và tủi nhục vì bị chổng nghi ngờ và từ bỏ, nàng Xi-ta xinh đẹp vẫn khẳng khái lạ lùng. Giống như hoàng tử Ra-ma, nàng cũng coi danh dự là điều cao quý nhất. Nàng không ngại ngẩn so sánh chàng với những kẻ thấp hèn vì nặng cho rằng chàng không nên nói những lời ngờ vực không căn cứ như vậy với nàng – một con người có dòng dõi cao quý khống kém gì chàng, bởi nàng chính là con gái của thần Đất Mẹ Pri-thi-vi được tôn thờ. Nàng (rách móc Ra-ma: Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp. Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích.
Trong cơn tuyệt vọng trước thái độ khó lay chuyển của hoàng tử Ra-ma Xi-ta chi còn cách duy nhất là nhờ thần Lửa A-nhi minh oan cho mình: Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con. Dứt lời, nàng dũng cảm bước vào ngọn lửa đang rừng rực cháy của giàn hỏa thiêu.
Sự kính phục, ngưỡng mộ và tiếc thương của mọi người chứng kiến cảnh đó được miêu tả rất xúc động: Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa. Trước mặt mọi người, trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh.
Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó.
Như vậy là đức hạnh trung trinh cùng lòng dũng cảm tuyệt vời của nàng Xi-ta đã làm chấn động cả thần thánh, con người và ma quỷ. Tất thảy đểu rơi lệ trước nỗi oan của nàng. Cuối cùng, đúng như lời cầu xin của Xi-ta, thần Lửa A-nhi đã giải oan và bảo vệ nàng nguyên vẹn.
Đoạn trích Ra-ma buộc tội giống như một màn kịch ngắn mà kịch tính được đẩy lên cao độ. Hai nhân vặt chính là Ra-ma và Xi-ta đều bị đặt trước những thử thách ngặt nghèo, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc cá tính và bản chất của mình. Hoàng tử Ra-ma đem hết sức mạnh và tài năng để chiến đấu với quỷ vương Ra-va-na để giành lại người vợ yêu quý, nhưng chàng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Nàng Xi-ta xinh đẹp, trong trắng cũng là hình ảnh của một người phụ nữ lí tưởng. Nàng đã can đảm bước vào lửa để chứng minh tình yêu tha thiết cùng đức hạnh thủy chung của mình đối với hoàng tử Ra-ma cao quý.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều