Bài tập trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp lớp 8 (có đáp án)
Với bài tập trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp lớp 8 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
Bài 1: Phân tích đa thức x2 – 6x + 8 thành nhân tử ta được
A. (x – 4)(x – 2)
B. (x – 4)(x + 2)
C. (x + 4)(x – 2)
D. (x – 4)(2 – x)
Lời giải
Ta có x2 – 6x + 8 = x2 – 4x – 2x + 8 = x(x – 4) – 2(x – 4)
= (x – 4)(x – 2)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Phân tích đa thức x2 – 7x + 10 thành nhân tử ta được
A. (x – 5)(x + 2)
B. (x – 5)(x - 2)
C. (x + 5)(x + 2)
D. (x – 5)(2 – x)
Lời giải
Ta có x2 – 7x + 10 = x2 – 2x – 5x + 10
= x(x – 2) – 5(x – 2) = (x – 5)(x – 2)
Đáp án cần chọn là: B
Bài 3: Đa thức 25 – a2 + 2ab – b2 được phân tích thành
A. (5 + a – b)(5 – a – b)
B. (5 + a + b)(5 – a – b)
C. (5 + a + b)(5 – a + b)
D. (5 + a – b)(5 – a + b)
Lời giải
Ta có 25 – a2 + 2ab – b2 = 25 – (a2 – 2ab + b2)
= 52 – (a – b)2
= (5 + a – b)(5 – a + b)
Đáp án cần chọn là: D
Bài 4: Phân tích đa thức m.n3 – 1 + m – n3 thành nhân tử, ta được:
A. (m – 1)(n + 1)
B. n2(n + 1)(m – 1)
C. (m + 1)(n2 + 1)
D. (n3 + 1)(m – 1)
Lời giải
m.n3 – 1 + m – n3
= (mn3 – n3) + (m -1)
= n3(m – 1) + (m – 1)
= (n + 1)(n2 – n + 1)(m – 1)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 5: Phân tích đa thức x4 + 64 thành hiệu hai bình phương, ta được
A. (x2 + 16)2 – (4x)2
B. (x2 + 8)2 – (16x)2
C. (x2 + 8)2 – (4x)2
D. (x2 + 4)2 – (4x)2
Lời giải
Ta có x4 + 64 = (x2)2 + 16x2 + 64 – 16x2
= (x2)2 + 2.8.x + 82 – (4x)2
= (x2 + 8)2 – (4x)2
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: Phân tích đa thức x8 + 4 thành hiệu hai bình phương, ta được
A. (x4 - 2)2 – (2x2)2
B. (x4 + 4)2 – (4x2)2
C. (x4 + 2)2 – (4x2)2
D. (x4 + 2)2 – (2x2)2
Lời giải
Ta có x8 + 4 = (x4)2 + 4x4 + 4 – 4x4
= (x4 + 2)2 – (2x2)2
Đáp án cần chọn là: D
Bài 7: Ta có x2 – 7xy + 10y2 = (x – 2y)(…). Biểu thức thích hợp điền vào dấu … là
A. x + 5y
B. x – 5y
C. 5y – x
D. 5y + 2x
Lời giải
Ta có x2 – 7xy + 10y2 = x2 – 2xy – 5xy + 10y2
= (x2 – 2xy) – (5xy – 10y2)
= x(x – 2y) – 5y(x – 2y)
= (x – 2y)(x – 5y)
Vậy ta cần điền x – 5y
Đáp án cần chọn là: B
Bài 8: Điền vào chỗ trống 4x2 + 4x – y2 + 1 = (…)(2x + y + 1)
A. 2x + y + 1
B. 2x – y + 1
C. 2x – y
D. 2x + y
Lời giải
4x2 + 4x – y2 + 1 = ((2x)2 + 2.2x + 1) – y2
= (2x + 1)2 – y2 = (2x + 1 – y)(2x + 1 + y)
= (2x – y + 1)(2x + y + 1)
Vậy đa thức trong chỗ trống là 2x – y + 1
Đáp án cần chọn là: B
Bài 9: Chọn câu sai
A. 3x2 – 5x – 2 = (x – 2)(3x + 1)
B. x2 + 5x + 4 = (x + 4)(x + 1)
C. x2 – 9x + 8 = (x – 8)(x + 1)
D. x2 + x – 6 = (x – 2)(x + 3)
Lời giải
Ta có
+) 3x2 – 5x – 2 = 3x2 + x – 6x – 2 = x(2x + 1) – 2(3x + 1) = (x – 2)(3x + 1) nên A đúng.
+) x2 + 5x + 4 = x2 + x + 4x + 4 = x(x + 1) + 4(x + 1) = (x + 4)(x + 1) nên B đúng
+) x2 – 9x + 8 = x2 – x – 8x + 8 = x(x – 1) – 8(x – 1) = (x – 8)(x – 1) nên C sai
+) x2 + x – 6 = x2 + 3x – 2x – 6 = x(x + 3) – 2(x + 3) = (x – 2)(x + 3) nên D đúng
Đáp án cần chọn là: C
Bài 10: Chọn câu đúng nhất
A. x3 + x2 – 4x – 4 = (x – 2)(x + 2)(x + 1)
B. x2 + 10x + 24 = (x + 4)(x + 6)
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
Lời giải
Ta có x3 + x2 – 4x – 4 = (x3 + x2) – (4x + 4)
= x2(x + 1) – 4(x + 1) = (x2 – 4)(x + 1)
= (x – 2)(x + 2)(x + 1) nên A đúng
x2 + 10x + 24 = x2 + 6x + 4x + 24
= x(x + 6) + 4(x + 6) = (x + 4)(x + 6) nên B đúng
Vậy cả A, B đều đúng
Đáp án cần chọn là: D
Bài 11: Chọn câu đúng
A. x4 + 4x2 – 5 = (x2 + 5)(x – 1)(x + 1)
B. x2 + 5x + 4 = (x2 – 5)(x – 1)(x + 1)
C. x2 – 9x + 8 = (x2 + 5)(x2 + 1)
D. x2 + x – 6 = (x2 – 5)(x + 1)
Lời giải
Ta có
+) x4 + 4x2 – 5 = x4 – x2 + 5x2 – 5 = x2(x2 – 1) + 5(x2 – 1) = (x2 + 5)(x2 – 1)
= (x2 + 5)(x – 1)(x + 1) nên A đúng
+) x2 + 5x + 4 = x2 + x + 4x + 4 = x(x + 1) + 4(x + 1) = (x + 4)(x + 1) nên B sai
+) x2 – 9x + 8 = x2 – x – 8x + 8 = x(x – 1) – 8(x – 1) = (x – 1)(x – 8) nên C sai
+) x2 + x – 6 = x2 – 2x + 3x – 6 = x(x – 2) + 3(x – 2) = (x – 2)(x + 3) nên D sai
Đáp án cần chọn là: A
Bài 12: Chọn câu sai
A. 16x3 – 54y3 = 2(2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2)
B. x2 – 9 + (2x + 7)(3 – x) = (x – 3)(-x – 4)
C. x4 – 4x3 + 4x2 = x2(x – 2)2
D. 4x3 – 4x2 – x + 1 = (2x – 1)(2x + 1)(x + 1)
Lời giải
Ta có
+) Đáp án A đúng vì:
16x3 – 54y3 = 2(8x3 – 27y3) = 2[(2x)3 – (3y)3]
= 2(2x – 3y)[(2x)2 + 2x.3y + (3y)2]
= 2(2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2)
+) Đáp án B đúng vì:
x2 – 9 + (2x + 7)(3 – x) = (x2 – 9) + (2x + 7)(3 – x)
= (x – 3)(x + 3) – (2x + 7)(x – 3)
= (x – 3)(x + 3 – 2x – 7)
= (x – 3)(-x – 4)
+) Đáp án C đúng vì:
x4 – 4x3 + 4x2 = x2(x2 – 4x + 4)
= x2(x2 – 2.2.x + 22) = x2(x – 2)2.
+) Đáp án D sai vì:
4x3 – 4x2 – x + 1 = (4x3 – 4x2) – (x – 1)
= 4x2(x – 1) – (x – 1) = (4x2 – 1)(x – 1)
= ((2x)2 – 1)(x – 1) = (2x – 1)(2x + 1)(x – 1)
Đáp án cần chọn là: D
Bài 13: Cho (I): 4x2 + 4x – 9y2 + 1 = (2x + 1 + 3y)(2x + 1 – 3y)
(II): 5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2 = 5(x + y + 2z)(x + y – 2z).
Chọn câu đúng.
A. (I) đúng, (II) sai
B. (I) sai, (II) đúng
C. (I), (II) đều sai
D. (I), (II) đều đúng
Lời giải
Ta có
(I): 4x2 + 4x – 9y2 + 1 = (4x2 + 4x + 1) – 9y2 = (2x + 1)2 – (3y)2
= (2x + 1 + 3y)(2x + 1 – 3y) nên (I) đúng
Và
(II): 5x2 – 10xy + 5y2 – 20z2 = 5(x2 – 2xy + y2 – 4z2)
= 5[(x – y)2 – (2z)2] = 5(x – y – 2z)(x – y + 2z) nên (II) sai
Đáp án cần chọn là: A
Bài 14: Cho (A): 16x4(x – y) – x + y = (2x – 1)(2x + 1)(4x + 1)2(x + y) và (B): 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy = 2xy(x + y – 1)(x – y + 1). Chọn câu đúng.
A. (A) đúng, (B) sai
B. (A) sai, (B) đúng
C. (A), (B) đều sai
D. (A), (B) đều đúng
Lời giải
Ta có
(A): 16x4(x – y) – x + y
= 16x4(x – y) – (x – y)
= (16x4 – 1)(x – y)
= [(2x)4 – 1](x – y)
= [(2x)2 – 1][(2x)2 + 1](x – y)
= (2x – 1)(2x + 1)(4x2 + 1)(x – y)
Nên (A) sai
Và (B): 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy
= 2xy(x2 – y2 – 2y – 1) = 2xy[x2 – (y2 + 2y + 1)]
= 2xy[x2 – (y + 1)2] = 2xy(x – y – 1)(x + y + 1).
Nên (B) sai.
Vậy cả (A) và (B) đều sai.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 15: Cho (x2 + x)2 + 4x2 + 4x – 12 = (x2 + x – 2)(x2 + x + …). Điền vào dấu … số hạng thích hợp
A. -3
B. 3
C. -6
D. 6
Lời giải
Ta có (x2 + x)2 + 4x2 + 4x – 12 = (x2 + x)2 + 4(x2 + x) – 12
Đặt t = x2 + x ta được
t2 + 4t – 12 = t2 + 6t – 2t – 12 = t(t + 6) – 2(t + 6) = (t – 2)(t + 6)
= (x2 + x – 2)(x2 + x + 6)
Vậy số cần điền là 6.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 16: Cho (x2 – 4x)2 + 8(x2 – 4x) + 15 = (x2 – 4x + 5)(x – 1)(x + …). Điền vào dấu … số hạng thích hợp
A. -3
B. 3
C. 1
D. -1
Lời giải
Đặt t = x2 – 4x ta được
t2 + 8t + 15 = t2 + 3t + 5t + 15 = t(t + 3) + 5(t + 3) = (t + 5)(t + 3)
= (x2 – 4x + 5)(x2 – 4x + 3) = (x2 – 4x + 5)(x2 – 3x – x + 3)
= (x2 – 4x + 5)(x(x – 3) – (x – 3))
= (x2 – 4x + 5)(x – 1)(x – 3)
Vậy số cần điền là -3
Đáp án cần chọn là: A
Bài 17: Ta có (x + 2)(x + 3)(x + 4)(x + 5) – 24 = (x2 + 7x + a)(x2 + 7x + b) với a, b là các số nguyên và a < b. Khi đó a – b bằng
A. 10
B. 14
C. -14
D. -10
Lời giải
Ta có T = (x + 2)(x + 3)(x + 4)(x + 5) – 24
= [(x + 2)(x + 5)].[(x + 3)(x + 4)] – 24
= (x2 + 7x + 10).(x2 + 7x + 12) – 24
Đặt x2 + 7x + 11= t, ta được
T = (t – 1)(t + 1) – 24 = t2 – 1 – 24 = t2 – 25 = (t – 5)(t + 5)
Thay t = x2 + 7x + 11, ta được
T = (t – 5)(t + 5) = (x2 + 7x + 11 – 5)( x2 + 7x + 11 + 5)
= (x2 + 7x + 6)( x2 + 7x + 16)
Suy ra a = 6; b = 16 ⇒ a – b = -10
Đáp án cần chọn là: D
Bài 18: Ta có (x – 1)(x – 2)(x + 4)(x + 5) – 27 = (x2 + 3x + a)(x2 + 3x + b) với a, b là các số nguyên. Khi đó a + b bằng
A. 12
B. 14
C. -12
D. -14
Lời giải
Gọi T = (x – 1)(x – 2)(x + 4)(x + 5) – 27
= [(x – 1)(x + 4)].[(x – 2)(x + 5)] – 27
= (x2 + 3x – 4).(x2 + 3x – 10) – 27
Đặt x2 + 3x – 7 = t ⇒
Từ đó ta có T = (t – 3)(t + 3) – 27 = t2 – 9 – 27 = t2 – 36 = (t – 6)(t + 6)
Thay t = x2 + 3x – 7 ta được
T = (x2 + 3x – 7 – 6)( x2 + 3x – 7 + 6)
= (x2 + 3x – 13)( x2 + 3x – 1) suy ra a = -13; b = -1 ⇒ a + b = -14
Đáp án cần chọn là: D
Bài 19: Tìm x biết 3x2 + 8x + 5 = 0
Lời giải
Đáp án cần chọn là: A
Bài 20: Tìm x biết x3 – x2 – x + 1 = 0
A. x = 1 hoặc x = -1
B. x = -1 hoặc x = 0
C. x = 1 hoặc x = 0
D. x = 1
Lời giải
x3 – x2 – x + 1 = 0
⇔ (x3 – x2) – (x – 1) = 0
⇔ x2(x – 1) – (x – 1) = 0
⇔ (x2 – 1)(x – 1) = 0
⇔ (x – 1)(x + 1)(x – 1) = 0
⇔ (x – 1)2(x + 1) = 0
⇔
Vậy x = 1 hoặc x = -1
Đáp án cần chọn là: A
Bài 21: Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn 4(x – 3)2 – (2x – 1)(2x + 1) = 10
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Lời giải
Ta có 4(x – 3)2 – (2x – 1)(2x + 1) = 10
⇔ 4(x2 – 6x + 9) – (4x2 – 1) = 10
⇔ 4x2 – 24x + 36 – 4x2 + 1 – 10 = 0
⇔ -24x + 27 = 0 ⇔ x =
Vậy có một giá trị x thỏa mãn
Đáp án cần chọn là: C
Bài 22: Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn 2(x + 3) – x2 – 3x = 0
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Lời giải
2(x + 3) – x2 – 3x = 0
⇔ 2(x + 3) – x2 – 3x = 0
⇔ 2(x + 3) – (x2 + 3x) = 0
⇔ 2(x + 3) – x(x + 3) = 0
⇔ (2 – x)(x + 3) = 0
Vậy có hai giá trị x thỏa mãn
Đáp án cần chọn là: B
Bài 23: Gọi x0 là hai giá trị thỏa mãn x4 – 4x3 + 8x2 – 16x + 16 = 0. Chọn câu đúng
A. x0 > 2
B. x0 < 3
C. x0 < 1
D. x0 > 4
Lời giải
Ta có x4 – 4x3 + 8x2 – 16x + 16 = 0
⇔ (x4 + 8x2 + 16) – (4x3 + 16x) = 0
⇔ (x2 + 4)2 – 4x(x2 + 4) = 0
⇔ (x2 + 4)(x2 + 4 – 4x) = 0
⇔ (x2 + 4)(x – 2)2 = 0
⇔ x = 2
Vậy x0 = 2
Đáp án cần chọn là: B
Bài 24: Gọi x0 < 0 là hai giá trị thỏa mãn x4 + 2x3 – 8x – 16 = 0. Chọn câu đúng
A. -3 < x0 < -1
B. x0 < -3
C. x0 > -1
D. x0 = -3
Lời giải
Ta có
x4 + 2x3 – 8x – 16 = 0
⇔ (x4 + 2x3) – (8x + 16) = 0
⇔ x3(x + 2) – 8(x + 2) = 0
⇔ (x3 – 8)(x + 2) = 0
Mà x0 < 0 nên x0 = -2 suy ra -3< x0 < -1
Đáp án cần chọn là: A
Bài 25: Gọi x1; x2 là hai giá trị thỏa mãn 3x2 + 13x + 10 = 0. Khi đó 2x1.x2 bằng
Lời giải
Đáp án cần chọn là: B
Bài 26: Gọi x1; x2 (x1 > x2) là hai giá trị thỏa mãn x2 + 3x – 18 = 0. Khi đó bằng
Lời giải
Ta có:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 27: Giá trị của biểu thức A = x2 – 4y2 + 4x + 4 tại x = 62, y = -18 là
A. 2800
B. 1400
C. -2800
D. -1400
Lời giải
Ta có A = x2 – 4y2 + 4x + 4
= (x2 + 4x + 4) – 4y2 = (x + 2)2 – (2y)2
= (x + 2 – 2y)(x + 2 + 2y)
Thay x = 62; y = -18 ta được
A = (62 + 2 – 2.(-18))(62 + 2 + 2.(-18)) = 100.28 = 2800
Đáp án cần chọn là: A
Bài 28: Giá trị của biểu thức B = x3 + x2y – xy2 – y3 tại x = 3,25 ; y = 6,75 là
A. 350
B. -350
C. 35
D. -35
Lời giải
Ta có B = x3 + x2y – xy2 – y3
= x2(x + y) – y2(x + y) = (x2 – y2)(x + y)
= (x – y)(x + y)(x + y) = (x – y)(x + y)2
Thay x = 3,25 ; y = 6,57 ta được
B = (3,25 – 6,75)(3,25 + 6,75)2 = -3,5.102 = -350
Đáp án cần chọn là: B
Bài 29: Giá trị nhỏ nhất của x thỏa mãn 6x3 + x2 = 2x là
A. x = 1
B. x = 0
C. x = -1
D.
Lời giải
Ta có 6x3 + x2 - 2x = 0
⇔ x(6x2 + x – 2) = 0
⇔ x(6x2 + 4x – 3x – 2) = 0
⇔ x[2x(3x + 2) – (3x + 2)] = 0
⇔ x(3x + 2)(2x – 1) = 0
⇒ x = 0 hoặc 3x + 2 = 0 hoặc 2x – 1 = 0
Suy ra x = 0;
Vậy giá trị nhỏ nhất cần tìm là
Đáp án cần chọn là: D
Bài 30: Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn x3 + x2 = 36 là
A. 1
B. 2
C. 0
D. 3
Lời giải
Ta có x3 + x2 = 36 ⇔ x3 + x2 – 36 = 0
⇔ x3 – 3x2 + 4x2 – 12x + 12x – 36 = 0
⇔ x2(x – 3) + 4x(x – 3) + 12(x – 3) = 0
⇔ (x – 3)(x2 + 4x + 12) = 0
Vậy có 1 giá trị của x thỏa mãn đề bài là x = 3
Đáp án cần chọn là: A
Bài 31: Cho biểu thức C = xyz – (xy + yz + zx) + x + y + z – 1. Phân tích C thành nhân tử và tính giá trị của C khi x = 9; y = 10; z = 101.
A. C = (z – 1)(xy – y – x + 1); C = 720
B. C = (z – 1)(y – 1)(x + 1); C = 7200
C. C = (z – 1)(y – 1)(x – 1); C = 7200
D. C = (z + 1)(y – 1)(x – 1); C = 7200
Lời giải
Ta có
C = xyz – (xy + yz + zx) + x + y + z – 1
= (xyz – xy) – (yz – y) – (zx – x) + (z – 1)
= xy(z – 1) – y(z – 1) – x(z – 1) + (z – 1)
= (z – 1)(xy – y – x + 1)
= (z – 1).[y(x – 1) – (x – 1)]
= (z – 1)(y – 1)(x – 1)
Với x = 9; y = 10; z = 101 ta có
C = (101 – 1)(10 – 1)(9 – 1) = 100.9.8 = 7200
Đáp án cần chọn là: C
Bài 32: Cho biểu thức D = a(b2 + c2) – b(c2 + a2) + c(a2 + b2) – 2abc. Phân tích D thành nhân tử và tính giá trị của C khi a = 99; b = -9; c = 1.
A. D = (a – b)(a + c)(c – b); D = 90000
B. D = (a – b)(a + c)(c – b); D = 108000
C. D = (a – b)(a + c)(c + b); D = -86400
D. D = (a – b)(a – c)(c – b); D = 105840
Lời giải
Ta có
D = a(b2 + c2) – b(c2 + a2) + c(a2 + b2) – 2abc
= ab2 + ac2 – bc2 – ba2 + ca2 + cb2 – 2abc
= (ab2 – a2b) + (ac2 – bc2) + (a2c – 2abc + b2c)
= ab(b – a) + c2(a – b) + c(a2 – 2ab + b2)
= -ab(a – b) + c2(a – b) + c(a – b)2
= (a – b)(-ab + c2 + c(a – b))
= (a – b)(-ab + c2 + ac – bc)
= (a – b)[(-ab + ac) + (c2 – bc)]
= (a – b)[a(c – b) + c(c – b)]
= (a – b)(a + c)(c – b)
Với a = 99; b = -9; c = 1, ta có
D = (99 – (9))(99 + 1)(1 – (-9)) = 108.100.10 = 108000
Đáp án cần chọn là: B
Bài 33: Giá trị của biểu thức D = x3 – x2y – xy2 + y3 khi x = y là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
Lời giải
D = (x3 + y3) – xy(x + y)
= (x + y)(x2 – xy + y2) – xy(x + y)
= (x + y)(x2 – xy + y2 – xy)
= (x + y)[x(x – y) – y(x – y)]
= (x + y)(x – y)2
Vì x = y ⇔ x – y = 0 nên D = (x + y)(x – y)2 = 0
Đáp án cần chọn là: D
Bài 34: Giá trị của biểu thức E = 2x3 – 2y3 – 3x2 – 3y2 khi x – y = 1 là
A. -1
B. 2
C. 1
D. 0
Lời giải
E = 2x3 – 2y3 – 3x2 – 3y2
= 2(x3 – y3) – 3(x2 + y2)
= 2(x – y)(x2 + xy + y2) – 3(x2 + y2)
Vì x – y = 1 nên
E = 2(x2 + y2 + xy) – 3x2 – 3y2 = -(x2 – 2xy + y2) = -(x – y)2 = -1
Đáp án cần chọn là: A
Bài 35: Đa thức ab(a – b) + bc(b – c) + ca(c – a) được phân tích thành
A. (a – b)(a – c)(b – c)
B. (a + b)(a – c)(b – c)
C. (a + b)(a – c)(b + c)
D. (a + b)(a + c)(b + c)
Lời giải
Ta có ab(a – b) + bc(b – c) + ca(c – a)
= ab(a – b) + bc[b – a + a – c] + ac(c – a)
= ab(a – b) – bc(a – b) + bc(a – c) – ac(a – c)
= (a – b)(ab – bc) + (a – c)(bc – ac)
= b(a – b)(a – c) – c(a – c)(a – b)
= (a – b)(a – c)(b – c)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 36: Đa thức M = ab(a + b + c) – bc(b + c) + ca(c + a) được phân tích thành
A. (a + b + c)(ab – bc – ac)
B. (a + b + c)(ab + bc + ca)
C. (a + b – c)(ab + bc + ac)
D. (a + b + c)(ab – bc + ac)
Lời giải
Thêm bớt abc vào M ta có
M = ab(a + b + c) – bc(b + c) – abc + ca(c + a) + abc
= ab(a + b + c) – bc(a + b + c) + ac(a + b + c)
=(a + b + c)(ab – bc + ac)
Đáp án cần chọn là: D
Bài 37: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x2 + 2y2 – 2xy + 2x – 10y
A. 17
B. 0
C. -17
D. -10
Lời giải
A = x2 + 2y2 – 2xy + 2x – 10y
⇔ A = x2 + y2 + 1 – 2xy + 2x – 2y + y2 – 8y + 16 – 17
⇔ A = (x2 + y2 + 12 – 2.x.y + 2.x.1 – 2.y.1) + (y2 – 2.4.y + 42) – 17
⇔ A = (x – y + 1)2 + (y – 4)2 – 17
Vì với mọi x, y nên A ≥ -17 với mọi x, y
⇒ A = -17
Vậy A đạt giá trị nhỏ nhất là A = -17 tại
Đáp án cần chọn là: C
Bài 38: Phân tích đa thức A = ab(a + b) – bc(b + c) – ac(c – a) thành nhân tử ta được
A. (a + b)(a – c)(b – c)
B. (a + b)(a – c)(b + c)
C. (a – b)(a – c)(b – c)
D. (a + b)(c – a)(b + c)
Lời giải
Ta có b + c = (a + b) + (c – a) nên
A = ab(a + b) – bc[(a + b) + (c – a)] – ac(c – a)
= ab(a + b) – bc(a + b) – bc(c – a) – ac(c – a)
= b(a + b)(a – c) – c(c – a)(b + a)
= (a + b)(a – c)(b + c)
Đáp án cần chọn là: B
Bài 39: Phân tích đa thức x7 – x2 – 1 thành nhân tử ta được
A. (x2 – x + 1)(x5 + x4 – x3 – x2 + 1)
B. (x2 – x + 1)(x5 + x4 – x3 – x2 – 1)
C. (x2 + x + 1)(x5 + x4 – x3 – x2 – 1)
D. (x2 – x + 1)(x5 – x4 – x3 – x2 – 1)
Lời giải
Ta có x7 – x2 – 1 = x7 – x – x2 + x – 1
= x(x6 – 1) – (x2 – x + 1)
= x(x3 – 1)(x3 + 1) – (x2 – x + 1)
= x(x3 – 1)(x + 1)(x2 – x + 1) – (x2 – x + 1)
= (x2 – x + 1)[x(x3 – 1)(x + 1) – 1]
= (x2 – x + 1)[(x2 + x)(x3 – x) – 1]
= (x2 – x + 1)(x5 + x4 – x3 – x2 – 1)
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:
- Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Trắc nghiệm Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
- Trắc nghiệm Chia đơn thức cho đơn thức
- Trắc nghiệm Chia đa thức một biến đã sắp xếp
- Bài tập ôn tập Chương 1 Đại số 8
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều