Bài 7 trang 77 Toán 7 Tập 2 Cánh diều

Bài 7 trang 77 Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có góc A tù. Trên cạnh AC lần lượt lấy các điểm D, E, G sao cho D nằm giữa A và E; E nằm giữa D và G; G nằm giữa E và C (Hình 26).

Bài 7 trang 77 Toán 7 Tập 2 Cánh diều

Sắp xếp các đoạn thẳng BA, BD, BE, BG, BC theo thứ tự độ dài tăng dần. Giải thích vì sao.

Lời giải:

Tam giác ABD có góc A tù nên góc A là góc lớn nhất trong tam giác ABD.

Do đó BD là cạnh lớn nhất trong tam giác ABD nên BA < BD (1).

BDE^ là góc ngoài tại đỉnh D của tam giác ABD nên BDE^=DAB^+DBA^>DAB^>90°.

Do đó BDE^ là góc tù.

Tam giác BDE có BDE^ là góc tù nên BDE^ là góc lớn nhất trong tam giác BDE.

Do đó BE là cạnh lớn nhất trong tam giác BDE nên BD < BE (2).

BEG^ là góc ngoài tại đỉnh E của tam giác BDE nên BEG^=BDE^+EBD^>BDE^>90°.

Do đó BEG^ là góc tù.

Tam giác BEG có BEG^ là góc tù nên BEG^ là góc lớn nhất trong tam giác BEG.

Do đó BG là cạnh lớn nhất trong tam giác BDE nên BE < BG (3).

BGC^ là góc ngoài tại đỉnh G của tam giác BEG nên BGC^=BEG^+EBG^>BEG^>90°.

Do đó BGC^ là góc tù.

Tam giác BGC có BGC^ là góc tù nên BGC^ là góc lớn nhất trong tam giác BGC.

Do đó BC là cạnh lớn nhất trong tam giác BGC nên BG < BC (4).

Từ (1), (2), (3) và (4) ta có BA < BD < BE < BG < BC.

Vậy các đoạn thẳng sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: BA; BD; BE; BG; BC.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác hay, chi tiết khác:

Các bài học để học tốt Toán 7 Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác