Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16: Vì hạnh phúc con người



Với bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16: Vì hạnh phúc con người Tập 1 hay nhất, chi tiết đầy đủ các phần Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập về nhà từ đó học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.

Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền

Nội dung chính

Câu chuyện về Hải Thượng Lãn Ông, vốn là một thầy thuốc nhân ái, chữa bệnh cứu người, không cần danh lợi. Ông chữa bệnh cho người nghèo, đau lòng khi không cứu được người, đi khắp nơi chữa bệnh không làm ngự y trong cung. Ông đề cao nhân nghĩa.

Câu 1 (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

Trả lời:

Đó là những chi tiết:

- Nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, Lãn Ông đã tự tìm đến thăm.

- Ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn.

- Ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

Câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?

Trả lời:

Điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ là lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc. Người phụ nữ chết không phải do ông gây ra nhưng ông tự buộc tội mình "như mắc phải tội giết người" và ông vô cùng ân hận. Lẽ ra, dù khuya bao nhiêu nêu ông đến khám và cho thuốc kịp thời thì chưa chắc người bệnh qua đời. Điều day dứt, ân hận đó xuất phát từ "y đức" của Hải Thượng Lãn Ông.

Câu 3 (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?

Trả lời:

Có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi là vì: nhiều lần vua chúa vời ông vào cung, tiến cử vào chức Ngự y nhưng ông đã khéo léo từ chối.

Câu 4 (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?

Trả lời:

Theo em hiểu nội dung hai câu thơ:

"Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương".

Nghĩa là: Công danh không phải là cái tồn tại mãi, nó cũng sẽ trôi di như nước, cái mà chẳng đáng được coi trọng. Chỉ có nhân nghĩa là cái tồn tại mãi mãi, cái mới đáng trân trọng, đáng quý nhất ở đời.

Chính tả (Nghe - viết): Về ngôi nhà đang xây

Câu 1 (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nghe – viết: Về ngôi nhà đang xây (hai khổ thơ đầu)

Trả lời:

Học sinh tự viết.

Câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): a) Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây:

- rẻ / dẻ / giẻ

- rây / dây / giây

b) Tìm những từ ngữ chứa các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu v hay d:

- vàng / dàng

- vào / dào

- vỗ / dỗ

c) Tìm những từ ngữ chứa các tiếng:

* Chứa các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im.

- chiêm / chim

- liêm / lim

* Chứa các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip.

- diếp / díp

- kiếp / kíp

Trả lời:

a)

- giá rẻ, đắt rẻ, bổ rẻ, rẻ quạt. rẻ sườn

- hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ

- giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân

- rây bột, mưa rây

- nhảy dây, chăng dây, dây thừng, dây phơi

- giây bẩn, giây mực, giây giày

b)

- vàng tươi, vàng bạc

- dễ dàng, dềnh dàng

- ra vào, vào ra

- dồi dào

- vỗ về, vỗ vai, vỗ sóng

- dỗ dành

c)

- chiêm bao, lúa chiêm, vụ chiêm, chiêm tinh

- chim gáy

- rau diếp

- dao díp, díp mắt

- thanh liêm, liêm khiết, liêm sỉ

- tủ lim, lòng lim dạ đá

- số kiếp, kiếp người

- kíp nổ, cần kíp

Câu 3 (trang 155 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Tìm những tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng:

1. chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

2. chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d.

Trả lời:

Thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy (2) vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) rồi lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) Vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh (2) vẽ hình chị nào treo đó?

Anh tả trả lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì (2) dị vậy?

Theo TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

..........................

..........................

..........................

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 hay nhất, chi tiết khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem