10 Bài tập trắc nghiệm Luật tục xưa của người ê-đê lớp 5 (có đáp án)
Với 11 bài tập trắc nghiệm Luật tục xưa của người ê-đê lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
A. Để phạt tiền và xung quỹ
B. Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
C. Để cho con ma buôn làng phải sợ không dám lại gần.
D. Để tránh sự gia tăng dân số.
Câu 2: Chuyện giữa những người bà con, anh em thì cách xử phạt như thế nào?
A. Thì xử theo quy định riêng trong gia đình.
B. Thì xử theo qui định của dòng họ.
C. Do già làng quyết định cách xử phạt.
D. Thì vẫn xử theo luật tục của buôn làng.
Câu 3: Người Ê-đê quy định về tang chứng như thế nào?
☐ Phải nhìn tận mắt, phải bắt tận tay kẻ phạm tội.
☐ Phải lấy được gùi, khăn, áo, dao… của kẻ phạm tội.
☐ Tang chứng là thứ khi nhìn thấy phải cũng trừ ma ngay lập tức để tránh nó gây hậu họa về sau.
☐ Phải khoanh được vòng tròn dưới đất, khắc một dấu trên cột nhà.
☐ Nếu ở trong rừng phải bẻ nhánh cây, khắc dấu vào cây rừng để làm dấu nơi xảy ra sự việc.
☐ Tang chứng là thứ có hay không không quan trọng.
Câu 4: Người Ê-đê quy định về nhân chứng như thế nào?
☐ Phải có bốn năm người hoặc vài ba người có mặt khi việc xảy ra.
☐ Chỉ cần một người có mặt khi sự việc xảy ra là tội trạng của người đó đã được công nhận.
☐ Mọi người tai đều đã nghe, mắt đều đã thấy.
☐ Chỉ cần có người dám đứng ra lập lời thề thì người đó được coi là nhân chứng.
Câu 5: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
☐ Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ xử nhẹ, chuyện lớn xử nặng, chuyện nhẹ phạt một song, chuyện lớn phạt một co. Chuyện quá sức con người thì xử tử hình. Chuyện anh em, bà con cũng xử đúng theo luật.
☐ Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ xử nhẹ, chuyện lớn xử nặng, chuyện nhẹ phạt một song, chuyện lớn phạt một co. Chuyện quá sức con người thì xử tử hình. Chuyện anh em, bà con thì xử theo quy định trong dòng họ.
☐ Tang chứng phải chắc chắn, nhìn tận mặt bắt tận tay. Phải thu giữ được những vật dụng trên người của đối tượng tình nghi, phải đánh dấu được nơi xảy ra sự việc.
☐ Tang chứng khi bắt được phải lập tức cúng trình ma.
☐ Nhân chứng phải có bốn năm người hoặc vài ba người chứng kiến, mọi người đều phải tai nghe mắt thấy.
☐ Nhân chứng chỉ cần một người lập lời thề là đã đủ để cấu thành tội trạng.
Câu 6: Kể tên những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
A. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội lừa dối.
B. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình, tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội lừa dối.
C. Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình, tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội.
D. Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội làm mẹ thiên nhiên nổi giận.
Câu 7: Con hãy ghép đáp án ở cột trái với đáp án ở cột phải sao cho hợp lí để được các tội với cách xử phạt tương ứng:
Câu 8: Một số luật của nước ta hiện nay đó là Luật giáo dục, bảo vệ môi trường, Luật an toàn giao thông, Luật doanh nghiệp, Luật di sản văn hóa,…. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Ý nghĩa của bài Luật tục xưa của người Ê-đê?
A. Mong muốn được áp dụng luật tục của người Ê-đê trên phạm vi toàn quốc.
B. Để bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng, từ xưa người Ê-đê đã đưa ra những luật tục rất nghiêm minh và công bằng. Từ đó ta hiểu rằng xã hội nào cũng có pháp luật và mọi người đều phải sống, học tập và làm việc theo pháp luật.
C. Luật tục của người Ê-đê quá hà khắc và cổ hủ. Cần phải xem xét để sửa đổi hoặc loại bỏ một số quy định không cần thiết.
D. Trong thời đại phát triển như ngày nay, luật tục của người Ê-đê cần phải được nhân rộng trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 10: Các xử phạt của người Ê-đê được quy định như thế nào?
Câu 11: Cách xử phạt của người Ê-đê quy định như thế nào đối với những chuyện quá sức con người, con người không gánh vác được cũng không kham được?
A. Phó mặc người phạm tội cho thần linh xử lí.
B. Hỏa thiêu người phạm tội để tế thần lửa xá tội.
C. Người phạm tội phải chịu chết.
D. Bỏ qua cho người phạm tội vì những chuyện như vậy con người không thể xử lí được.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- bài tập trắc nghiệm Hộp thư mật
- Bài tập trắc nghiệm Chính tả: Hà Nội; Cao Bằng; Núi non hùng vĩ
- Bài tập trắc nghiệm Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ; nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
- Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ trật tự - an ninh
- Bài tập trắc nghiệm ông Nguyễn Khoa Đăng
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem