10 Bài tập trắc nghiệm Lòng dân lớp 5 (có đáp án)
Với 15 bài tập trắc nghiệm Lòng dân lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Câu chuyện “Lòng dân” có sự xuất hiện của những nhân vật nào?
A. Dì Năm, An, chú cán bộ, cai
B. Dì Năm, An, chú cán bộ, ông của An, lính
C. Dì Năm, An, chú cán bộ, cai, lính
D. Dì Năm, An, chú cán bộ, cai, ông của An
Câu 2: Câu chuyện diễn ra ở vùng đất nào thời chiến tranh?
A. Đồng bằng bắc bộ
B. Miền núi
C. Nam Bộ
D. Miền tây sông nước
Câu 3: Chú cán bộ đã gặp phải chuyện gì nguy hiểm?
A. Chú cán bộ cứu một em bé bị thương, hai người cùng chạy vào nhà dì Năm
B. Chú cán bộ bắn chết một tên quan Tây, bị bọn giặc đuổi bắt
C. Chú cán bộ bị bỏ đói lâu ngày, chạy vào nhà dì Năm
D. Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
Câu 4: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
A. Dì Năm nói chú cán bộ chui vào trong tủ quần áo để trốn
B. Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác thay ra để bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì
C. Dì Năm vội đưa cho chú một chiếc áo khác thay ra để bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ra phía sau nhà ngồi chờ.
D. Dì Năm nói chú cán bộ trốn vào trong buồng rồi chỉ sai đường nhằm đánh lạc hướng bọn giặc.
Câu 5: Bọn cai và lính đã làm gì dì Năm khi dì không khai?
A. Bắt, trói nhằm dọa nạt để dì Năm phải khai ra chú cán bộ
B. Trói lại rồi đánh đập dã man
C. Trói lại và bắt giải đi
D. Bắt dì phải mổ gà, mổ lợn thiết đãi bọn chúng một bữa
Câu 6: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
A. Bọn chúng lấy đồ chơi và tiền bạc ra để dụ An, An giả vờ hỏi vặn vẹo để bọn chúng tưởng An thích mấy món đồ đó, cuối cùng An nói ông này chính là ba tôi khiến bọn chúng tẽn tò, trơ trẽn.
B. Khi bọn giặc hỏi An “Ông đó có phải tía mày không?” An trả lời “Hổng phải tía” khiến bọn giặc hí hửng tưởng An sợ phải khai thật. Không ngờ An thông minh làm bọn chúng mừng hụt “Cháu gọi bằng bố chứ không phải tía”.
C. Khi bọn giặc hỏi An “Ông đó có phải tía mày không?” An trả lời “Hổng phải tía” khiến bọn giặc hí hửng tưởng An sợ phải khai thật. Không ngờ An thông minh làm bọn chúng mừng hụt “Cháu gọi bằng ba chứ không phải tía”.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7: Khi không moi được thông tin gì từ dì Năm và An, bọn giặc đã có hành động gì với chú cán bộ?
A. Cởi áo ra để kiểm tra vết thương trên người
B. Yêu cầu trình giấy tờ cá nhân để kiểm tra
C. Đánh một trận cho bõ tức
D. Bắt chú cán bộ xuống nhà làm cơm thiết đãi chúng
Câu 8: Ai là người vào buồng tìm giấy tờ?
A. An
B. Dì Năm
C. Chú cán bộ
D. Bọn giặc tự vào lục soát
Câu 9: Kết thúc truyện, khi không làm khó được mẹ con dì Năm và chú cán bộ, bọn giặc có hành động trơ trẽn gì?
A. Lấy hết đồ đạc quý giá trong nhà dì Năm
B. Đạp cho dì Năm và chú cán bộ một cái cho bõ tức
C. Đổi giọng ngọt ngào xin gà vịt nhà dì Năm để nhậu
D. Ngồi đánh chén hết mâm cơm nhà dì Năm
Câu 10: Qua vở kịch “Lòng dân” con thấy dì Năm là người có những phẩm chất gì?
A. Dễ dàng nhận một người lạ làm chồng
B. Nhanh trí, dũng cảm, thông minh sẵn sàng che chở cho cán bộ cách mạng
C. Cam chịu khi bị giặc bắt trói mà không dám phản kháng
D. Dì Năm là người ứng xử rất thông minh để không thiệt mạng
Câu 11: Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
A. Thấy được chân thực nhất tấm lòng của người dân
B. Thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của Cách mạng
C. Thể hiện suy nghĩ của người dân về các vấn đề trong cuộc sống
D. Thể hiện tấm lòng của người dân đối với đất nước
Câu 12: Nội dung chính của vở kịch “Lòng dân”?
A. Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí, xả thân cứu cán bộ cách mạng.
B. Ca ngợi chú cán bộ cách mạng.
C. Ca ngợi cai và lính lệ làm việc tận tụy.
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 13: Con hãy ghép nối mỗi từ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:
Câu 14: Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
☐ Giả vờ hỏi chú cán bộ giấy tờ để chỗ nào.
☐ Chỉ sai đường cho bọn giặc để đánh lạc hướng.
☐ Giả vờ tìm mãi không thấy giấy tờ của chồng để chú cán bộ vào tìm và có cơ hội chạy thoát.
☐ Nói tên, tuổi của chồng và bố chồng để chú cán bộ nắm được thông tin.
Câu 15: Chi tiết dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng có ý nghĩa gì?
A. Dì Năm biết bé An cần một người cha để chăm sóc.
B. Chú cán bộ rất giống người chồng đã mất của dì Năm.
C. Cho thấy dì Năm rất nhanh trí đồng thời cũng thấy được người dân vô cùng yêu quý và sẵn sàng bảo vệ những người làm cách mạng.
D. Cho thấy dì Năm rất nhanh trí đồng thời cũng thấy được dì Năm muốn tìm một người cha cho con của mình.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Chính tả: Việt Nam thân yêu
- Bài tập trắc nghiệm Chính tả: Lương Ngọc Quyến
- Bài tập trắc nghiệm Từ đồng nghĩa
- Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ tổ quốc
- Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ nhân dân
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem