20 Bài tập trắc nghiệm Từ nhiều nghĩa lớp 5 (có đáp án)
Với 22 bài tập trắc nghiệm Từ nhiều nghĩa lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Tìm nghĩa ở cột phải thích hợp với mỗi từ ở cột trái:
Câu 2: Tìm ở cột bên phải lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột bên trái:
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
Từ nhiều nghĩa là từ có mộtvà một hay một số . Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có một với nhau.
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
|
|
Câu 5: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
1. Lúa ngoài đồng đã chín vàng
2. Nghĩ cho chín rồi hãy nói
3. Tổ em có chín học sinh.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 là từ nhiều nghĩa.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 đồng âm với từ chín trong câu 2.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3.
Câu 6: Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?
A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
Câu 7: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?
A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.
Câu 8: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.
Câu 9: Từ nào sau đây ghép với đường thì mang nghĩa chuyển?
A. kính
B. phèn
C. dây
D. Cả A và C
Câu 10: Từ xuân trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?
A. Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.
B. Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu.
C. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.
D. Cả A và B
Câu 11: Trong các câu có chứa từ đi sau đây, câu nào từ đi được dùng với nghĩa gốc?
A. Trời trở lạnh, mẹ nhắc An nhớ đi tất vào chân trước khi đi ra ngoài.
B. Nam đi giày cẩn thận rồi mới ra khỏi nhà.
C. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm.
D. Nam đi một nước cờ khiến cho tất cả đều phải trầm trồ.
Câu 12: Tiếng nào dưới đây ghép với đánh được từ mang nghĩa gốc?
A. trống
B. đàn
C. cờ
D. nhau
Câu 13: Nghĩa chuyển của từ “quả” là từ nào?
A. Quả táo
B. Quả tim
C. Quả quất
D. Quả cam
Câu 14: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển?
A. Đồng hồ
B. Chân
C. Mũ
D. Mặt
Câu 15: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?
A. Com –pa
B. Điều hòa
C. Điện thoại
D. Lá
Câu 16: Từ “bụng” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa gì?
A. Nghĩa chuyển
B. Nghĩa bóng
C. Nghĩa gốc
D. Nghĩa tường minh
Câu 17: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là gì?
A. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói
B. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao
C. Vị ngọt của thực phẩm
D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh
Câu 18: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc gọi là gì?
A. Nghĩa bóng
B. Nghĩa mới
C. Nghĩa chuyển
D. Nghĩa gốc mới
Câu 19: Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ gạch dưới trong mỗi câu sau:
1. “miệng”
a. Nhìn qua miệng giếng, ếch thấy bầu trời bé bằng cái vung. (……………………)
b. Miệng cười như thế hoa ngâu. (……………………)
c. Miệng núi lửa đang hoạt động. (……………………)
d. Miếng ăn núi lở. (……………………)
2. Mũi
a. Cô bé có cái mũi dọc dừa trông thật đáng yêu. (……………………)
b. Anh đã đến mũi đất Cà Mau bao giờ chưa? (……………………)
c. Mũi của con dao ấy nhọn quá! (……………………)
d. Chốn binh đao khó tránh khỏi hòn tên mũi đạn. (……………………)
Câu 20: Chỉ ra quan hệ giữa các từ hoặc tiếng được gạch dưới:
a. miệng cống, miệng giếng, nước súc miệng, miệng bát;…………………………….
b. lá cây, lá phối, lá gan, lá lách;……………………….…………………………….
c. đường thủy, đường dây, đường may, đường điện;……………………………..….
d. hoa văn, hoa mai, hoa điểm mười, hoa tay;……………………………..…………
Câu 21. Xác định hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa của các từ/ tiếng in đậm trong những trường hợp sau:
a. đàn gà mới nở – hoa nở – nở nụ cười;
b. vàng ươm – vàng hoe – vàng tươi;
c. vỗ bờ - vỗ tay:
d. vách đá - đá bóng.
Câu 22. Đặt câu có từ "cánh" có nghĩa như sau:
a. Bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng:
……………………………………………………………………………………….
b. Bộ phận của hoa, hình lá, có màu sắc
……………………………………………………………………………………….
c. Bộ phận có hình tấm, có thể khép vào, mở ra được ở một số vật:
……………………………………………………………………………………….
d. Khoảng đất dài và rộng, nằm trái ra:
……………………………………………………………………………………….
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ thiên nhiên
- Bài tập trắc nghiệm Đại từ
- Bài tập trắc nghiệm Cây cỏ nước nam
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài)
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem