20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 (có đáp án)



Với 20 bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Con hãy điền từ vào chỗ trống để được một định nghĩa đúng: "Từ đồng âm là những từ giống nhau ……….nhưng khác hẳn nhau………"

A. về nghĩa – về âm

B. về âm – về nghĩa

C. về âm – về cấu tạo

D. về cấu tạo – về nghĩa

Câu 2: Cho hai câu sau, em hãy xác định đúng nghĩa của từ câu trong mỗi câu trên

20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp án

Câu 3: Chọn cặp từ đồng âm thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Về mùa 20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp ánmẹ thường làm món thịt nấu 20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp án để ăn dần.

b. Chúng tôi thường câu cá 20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp án vào mùa 20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp án

Câu 4: Phân biệt nghĩa của từng từ đồng âm trong các cụm từ sau 

a. Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng 

b. Hòn đá – đá bóng 

c. Ba và má – ba tuổi

20 Bài tập trắc nghiệm Từ đồng âm và việc dùng từ đồng âm để chơi chữ lớp 5 có đáp án

Câu 5: Từ nào trong các từ dưới đây đồng âm với tiền trong từ tiền tiêu?

A. Mặt tiền

B. Tiền giấy

C. Chi tiêu

D. Tiền bạc

Câu 6: Từ bàn trong câu Trên bàn lúc nào cũng có lọ hoa tươi đồng âm với từ bàn trong câu nào dưới đây:  

A. Mọi người bàn cả buổi sáng vẫn chưa đi được tới kết luận nào cả.

B. Sau bữa tiệc, chén đĩa được bày la liệt trên bàn.

C. Bố em vừa mới sắm một bộ bàn ghế mới rất đẹp.

D. Bàn làm việc của cô ấy lúc nào cũng được sắp xếp ngăn nắp.

Câu 7: Từ cờ trong câu “Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta” đồng âm với từ cờ trong câu nào dưới đây

A. Cứ đến ngày mùng 2 tháng 9, cờ đỏ lại bay phấp phới khắp các con phố, quãng đường.

B. Mẹ mới mua một lá cờ để treo vào ngày quốc khánh.

C. Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng trông y như những ô bàn cờ.

D. Cái cờ này khi đội tuyển Việt Nam thi đấu có thể mang đi cổ vũ. 

Câu 8: Chọn từ vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: "Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng…….., tạo ra những câu nói có nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe."

A. đồng nghĩa

B. đồng âm

C. khác âm

D. khác nghĩa

Câu 9: Câu kiến bò đĩa thịt bò đã sử dụng từ đồng âm trong kiến bò là chỉ một hoạt động với trong thịt bò là chỉ một món ăn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Trong các câu sau câu nào có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ

☐ Mẹ em đậu xe, mua cho em túi nước đậu.

☐ Bà già đi chợ cầu Đông

Hỏi xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

☐ Bác tôi đang bác trứng.

☐ Con bò mẹ đang cho bò con bú. 

☐ Giá của chiếc áo này rẻ hơn giá của chiếc áo kia rất nhiều.

☐ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. 

Câu 11: Ý nào sau đây không phải dùng từ đồng âm để chơi chữ?

A. Bác tôi đang bác trứng

B. Con bò nhỏ đang ăn cỏ cùng bò mẹ

C. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

D. Chúng tôi hay chơi vài trò có vẻ hay ho với nhau

Câu 12: Trong các câu sau câu nào có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ?

A. Con bò mẹ đang cho bò con bú

B. Giá của chiếc áo này rẻ hơn giá của chiếc áo kia rất nhiều

C. Bác tôi đang bác trứng

D. Con mèo của tôi hay kêu meo meo để làm nũng

Câu 13: Câu “hổ mang bò lên núi” có thể được hiểu theo mấy nghĩa?

A. 3 nghĩa

B. 4 nghĩa

C. 2 nghĩa

D. 1 nghĩa

Câu 14: Đâu là ý dùng từ đồng âm để chơi chữ?

A. Ruồi đậu mâm xôi đậu

B. Mâm xôi đậu vừa dẻo vừa đỗ

C. Mật ngọt chết ruồi

D. Con chim đậu trên cành lựu hót líu lo

Câu 15: Câu sau dùng lối chơi chữ nào?

Mẹ nấu xôi đỗ cho tôi ăn để tôi đỗ kì thi

A. Dùng cách nói lái

B. Dùng từ đồng âm

C. Dùng từ trái nghĩa

D. Dùng lối nói gần âm

Câu 16: Đâu không phải từ đồng âm với “lợi” trong từ “răng lợi”?

A. Lợi ích

B. Lợi dụng

C. Lợi tức

D. Viêm lợi

Câu 17: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả sử dụng lối chơi chữ nào? Vì sao?

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ

Nay thét mai gầm rát cổ cha

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối

Lằn lưng cam chịu dấu roi tra

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia

Câu 18: Gạch dưới những trường hợp đồng âm trong các câu sau:

a. “Trên trang đầu của tờ báo có in hình một con báo”.

b. “Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa giữa làng”

c. “Mẹ em hỏi cô bán hàng: Một cân giá đỗ giá bao nhiêu tiền?”

d. “Tôi không biết tôi hay bạn Minh hát hay hơn.”

Câu 19: Tìm các từ đồng âm thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:

a. “Con kiến …………………. trên đĩa thịt …………………..”

b. “Mẹ tôi mua …………………. để…………………. dưa.”

c. “Bạn Minh làm rơi túi………………….trên …………………. đi.”

Câu 20: Nêu những cách hiểu khác nhau của mỗi câu sau bằng cách thêm từ ngữ thích hợp để diễn đạt rõ cách hiểu của em:

a. “Hãy đem cá về kho!”

…………………………………………………………………….…………………

b. “Mời các anh chị ngồi vào bàn.”

…………………………………………………………………….…………………

c. “Bạn An rất hay ho”

…………………………………………………………………….…………………

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem