Trắc nghiệm Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi gồm mấy phần?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 2: Phần mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết thường nêu nội dung gì?

A. Giới thiệu người gần gũi, thân thiết mà em muốn bày tỏ cảm xúc.

B. Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em.

C. Nêu chi tiết tình cảm, cảm xúc của em.

D. Nêu rõ những điều ở người đó làm em xúc động.

Câu 3: Phần kết thúc của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết thường nêu nội dung gì?

A. Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em.

B. Rút ra bài học cho bản thân.

C. Nêu kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người đó.

D. Kể về đặc điểm ngoại hình của người đó.

Câu 4: Yêu cầu: Thảo luận để tìm cách giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Trắc nghiệm Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết (có đáp án) | Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trên đây là phiếu thu thập thông tin về bạn có hoàn cảnh khó khăn. Phiếu còn thiếu thông tin nào?

A. Hoàn cảnh cụ thể của bạn.

B. Chiều cao, cân nặng của bạn.

C. Sở thích của bạn.

D. Năng khiếu của bạn.

Câu 5: Đọc đoạn văn cung cấp thông tin trên và cho biết bạn có hoàn cảnh cụ thể như thế nào.

Bạn Nguyễn Thu Thảo là học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Hòa An. Gia đình bạn rất khó khăn. Bố bạn bị tai nạn giao thông năm ngoái, hiện tại bị liệt hai chân, không thể đi lại được. Mẹ bạn phải một mình gồng gánh kinh tế trong nhà. Mẹ bạn quanh năm làm ruộng, thu nhập hàng tháng rất thấp. Thảo có ba chị em, Thảo còn hai em nhỏ đang học mẫu giáo. Tuy gia đình khó khăn nhưng Thảo vẫn rất chăm học, hiếu thảo. Ở lớp, bạn là học sinh gương mẫu, năm nào cũng đạt thành tích tốt. Ở nhà, bạn giúp mẹ trông em, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa,...

A. Bố bị tai nạn liệt chân, mẹ làm nông, thu nhập thấp, nhà còn hai em nhỏ.

B. Mẹ bị tai nạn liệt chân, bố làm nông, thu nhập thấp, nhà còn hai em nhỏ.

C. Bố mẹ đều làm nông, thu nhập thấp, nhà còn ba em nhỏ.

D. Bố mẹ đều bị tai nạn liệt chân, nhà còn ba em nhỏ.

Câu 6: Khi trao đổi ý kiến, cần lưu ý điều gì? (Chọn 2 đáp án)

A. Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác.

B. Đồng tình với mọi ý kiến.

C. Nêu ý kiến ngắn gọn, rõ ràng.

D. Không nên sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi phát biểu.

Câu 7: Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành

B. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu

C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

D. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

Câu 8: Đoạn văn có hình thức như thế nào?

A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi dòng

B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn

C. Do nhiều câu tạo thành

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc gồm mấy phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10: Khi viết đoạn văn "Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người bạn", một bạn học sinh đã viết như sau

" Hồi đó, Đức là lớp phó học tập của lớp. Thầy cô và bạn bè rất yêu quý Đức vì bạn học giỏi nhưng không kiêu căng mà hết lòng giúp đỡ các bạn kém, nhất là bạn Biển. Trên lớp điều gì Biển chưa hiểu, giờ ra chơi Đức lại giảng cho bạn. Đức còn đến tận nhà để học cùng Biển. Có tối tôi đi qua, cũng không còn sớm nữa, Đức vẫn đang nhẫn nại cầm tay Biển luyện cho tay bạn mềm dẻo, có thể viết từng đường thẳng, nét cong, của chữ. [...]

Đoạn văn trên đúng hay sai?"

A. Đoạn văn lạc đề

B. Đoạn văn sai về kiểu bài

C. Đoạn văn đủ ý

D. Đoạn văn đúng

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc, mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ, vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khểnh,khuyết ba lỗ mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay

Câu 11: Qua đoạn văn trên, tác giả thể hiện tình cảm gì?Top of Form

A. Tình cảm yêu mến, trân quý mẹ của mình

B. Thể hiện tình cảm với những người thân của tác giả

C. Thể hiện tình cảm với quê hương nơi tác giả sinh ra

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Cho biết tác dụng của sự quan sát trong việc biểu hiện tình cảm của tác giả trong đoạn trích trên?

A. Sự quan sát làm tiền đề để tác giả bộc bạch tình cảm của bản thân

B. Tác giả quan sát chi tiết, tỉ mỉ, có chọn lọc, thể hiện được tình cảm yêu thương dành cho mẹ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: