Trắc nghiệm Tìm hiểu cách viết bài văn thuật lại một sự việc (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tìm hiểu cách viết bài văn thuật lại một sự việc Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1. Có mấy phần trong bài văn thuật lại một sự việc?

A. 3 phần.

B. 1 phần.

C. 2 phần.

D. 4 phần.

Câu 2. Đâu là đề bài chính xác cho yêu cầu thuật lại một sự việc?

A. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.

B. Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

C. Viết đoạn văn nêu lí do mà em yêu thích một bộ phim hoạt hình.

D. Viết đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn nơi em sống.

Câu 3. Chúng ta cần làm gì khi viết bài văn thuật lại một sự việc?

A. Giới thiệu được sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

B. Thuật lại các hoạt động, việc làm theo trình tự.

C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4. Đâu là những từ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?

A. Đầu tiên, thế kia, nhưng mà.

B. Việc đầu tiên, việc tiếp theo, việc sau cùng.

C. Việc cần làm, việc nên làm, việc không nên làm.

D. Đầu tiên, tiếp theo, tuy nhiên.

Câu 5. Cần nêu những gì trong phần cuối của bài văn thuật lại một sự việc?

A. Nội dung của sự việc.

B. Thuật lại sự việc.

C. Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc.

D. Nêu lí do thuật lại sự việc.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 – 10.

Cuối tuần vừa rồi, em được cùng chị tham gia Hội chợ sách tổ chức ở đường Đinh Tiên Hoàng.

Đó là một con phố đi bộ khá dài. Dọc vỉa hè, được bày rất nhiều quầy sách. Từ sách mới đến sách cũ. Từ sách văn học đến truyện tranh. Tất cả các thể loại sách đều được bày bán ở đây. Người yêu sách từ khắp Hà Nội đổ về đông đúc. Ai cũng thích thú trước thiên đường sách đang bày ra trước mắt mình. Lúc vừa bước vào, em đã vô cùng choáng ngợp. Bởi số lượng sách ở đây vô cùng nhiều và đa dạng, còn nhiều hơn cả ở thư viện trường em.

Nhìn quầy sách nào, em cũng muốn lại gần để xem một chút. Nhưng em thích nhất, vẫn là các quầy sách truyện tranh. Những cuốn truyện đủ các tập với nhiều chủ đề được bày ra. Sau một hồi chọn lựa, cân nhắc, em đã chọn được những cuốn truyện mà mình thích nhất. Nhìn túi truyện trong tay, lòng em vui phơi phới. Xung quanh em, mọi người cũng vậy. Ai cũng thích thú và phấn khởi, bởi tìm được những cuốn sách mới cho bản thân mình.

Hội chợ sách đã đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời và ấn tượng sâu sắc. Nơi đây giúp em được thỏa mãn ước mơ về một thế giới với những quyển sách hay, thú vị. Em mong rằng những ngày hội ý nghĩa như thế sẽ ngày càng được nhân rộng và tổ chức ở nhiều nơi hơn.

Câu 6. Đâu là nội dung chính của văn bản trên?

A. Miêu tả quang cảnh Hội chợ sách ở đường Đinh Tiên Hoàng.

B. Cảm nhận của người viết khi tham gia Hội chợ sách.

C. Miêu tả quầy sách người viết yêu thích.

D. Thuật lại quá trình tham gia Hội chợ sách tổ chức ở đường Đinh Tiên Hoàng.

Câu 7. Số đoạn trong bài văn trên?

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 6.

Câu 8. Trong phần thân bài gồm mấy đoạn?

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 9. Dưới đây, thông tin nào là chưa đúng?

A. Những người đến Hội chợ sách đều thích thú vì có rất nhiều những cuốn sách được bày ra trước mắt mình.

B. Người viết có hứng thú nhất với những quầy sách truyện tranh.

C. Người viết đã tìm được cuốn truyện mình ưng ý.

D. Số lượng sách ở Hội chợ sách không nhiều bằng ở thư viện trường người viết.

Câu 10. Khi tham gia Hội chợ sách, gười viết cảm thấy thế nào?

A. Không vui cho lắm.

B. Ấn tượng sâu sắc.

C. Thỏa mãn ước mơ về một thế giới có những quyển sách hay.

D. B, C đều đúng.

* Thông hiểu:

Câu 11. Với đề bài “ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt ở lớp em”, mở bài cần làm gì?

A. Liệt kê các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt.

B. Giới thiệu về buổi sinh hoạt của lớp.

C. Thuật lại các hoạt động thực hiện trong buổi sinh hoạt theo trình tự thời gian.

D. Nêu cảm xúc về buổi sinh hoạt.

Câu 12. Cần lưu ý điều gì khi viết bài văn thuật lại một sự việc?

A. Bố cục của bài viết.

B. Sắp xếp các hoạt động sao cho hợp lí.

C. Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc không nên quá dài.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 13. Đáp án nào sau đây có thể là đoạn kết của bài văn thuật lại một sự việc?

A. Em sẽ cố gắng học tập nhiều hơn nữa để không phụ lòng thầy cô.

B. Bạn Lan xinh đẹp như vậy nên mọi người đều yêu quí bạn ấy.

C. Em cảm thấy rất vui và phấn khích khi tham gia Lễ hội Ẩm thực đường phố ở Hà Nội.

D. Bố mẹ thương em nhiều lắm nên em không thể làm bố mẹ buồn.

* Vận dụng:

Câu 14. Ngoài nêu cảm nhận của bản thân còn có thể nêu thêm ý gì ở cuối bài văn thuật lại một sự việc?

A. Nêu thêm trải nghiệm đó tác động đến bản thân như thế nào.

B. Nêu lên cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

C. Không cần bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

D. Cần thuật lại các sự việc cần phải thuật lại theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian.

Câu 15: Cho đề bài “Kể lại ngày đầu tiên đi học của em”, theo em phần thân bài nên đi theo trình tự nào?

A. Lúc ở nhà chuẩn bị đến trường – Lúc đến trường học – Lúc đi về.

B. Lúc ở nhà chuẩn bị đến trường – Lúc về - Chào cô giáo.

C. Ở nhà chuẩn bị đến trường – Đến trường gặp thầy cô, bạn bè – Ra về.

D. Chào cô giáo khi đến trường – Đến trường học – Đi về.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: