Trắc nghiệm Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.

Đọc bài và trả lời câu hỏi:

Quả cầu tuyết

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo A-mi-xi)

Câu 1: Cụ già bị thương như thế nào?

A. Bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt khiến kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ.

B. Bị một quả cầu tuyết lớn đập trúng người và ngã trẹo chân.

C. Bị một mảnh thuỷ tinh đập trúng mắt.

D. Bị chảy máu chân do dẫm phải một mảnh thuỷ tinh nằm lẫn trong tuyết.

Câu 2: Ai đã làm ông cụ bị thương?

A. Ga-rô-nê.

B. Ga-rốp-phi.

C. Cháu của ông cụ.

D. Mấy người qua đường.

Câu 3: Người làm ông cụ bị thương đã có phản ứng như thế nào sau hành động mình gây ra?

A. Lo lắng và bỏ chạy.

B. Run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

C. Bình thản như không có chuyện gì xảy ra.

D. Khóc thét lên và trốn đi.

Câu 4: Ai đã động viên người làm ông cụ bị thương ra nhận lỗi?

A. Ga-rô-nê.

B. Ga-rốp-phi.

C. Cụ già.

D. Cháu của cụ già.

Câu 5: Ga-rô-nê đã bảo vệ Ga-rốp-phi như thế nào khi có người định giơ tay đánh cậu bé?

A. Ôm chặt lấy bạn và nói rằng: "Các bác định đánh một đứa trẻ à?".

B. Đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói rằng: "Các bác định đánh một đứa trẻ à?".

C. Giữ chặt lấy cánh tay của người đó và nói rằng: "Các bác định đánh một đứa trẻ à?".

D. Đứng chắn ngay trước mặt bạn và đánh trả lại người định đánh bạn.

Câu 6: Cụ già phản ứng thế nào khi biết ai là người đã gây ra thương tích cho mình?

A. Đòi gia đình cậu bé đền bù cho cụ.

B. Giơ tay lên định đánh cậu bé.

C. Tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc.

D. Vỗ vai cậu bé và nói rằng mình không sao.

Câu 7: Vì sao cụ già khen Ga-rốp-phi là cậu bé dũng cảm?

A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào mắt giúp cụ già.

B. Vì cậu bé đã dũng cảm nhận lỗi.

C. Vì cậu bé đã dũng cảm nghịch tuyết lạnh.

D. Vì cậu bé dũng cảm đánh nhau với người lớn.

Câu 8: Em rút ra được bài học nào từ câu chuyện trên?

A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.

B. Cần ở trong nhà khi mùa đông tới và có tuyết rơi dày.

C. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.

D. Cần dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc sai lầm.

Câu 9: Chọn cách viết tên trường học đúng quy tắc chính tả.

A. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

B. Trường đại học sư phạm Hà Nội.

C. Trường đại học Sư phạm Hà Nội.

D. Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội.

Câu 10: Chọn các tính từ có trong các câu sau:

Họ trông thấy một bà cụ nhỏ nhắn ăn mặc xuềnh xoàng, trên tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại.

Câu 11: Nối để tạo thành các thành ngữ hoàn chỉnh.

Trắng

 

như trứng gà bóc.

Đen

như hổ.

Dữ

như cột nhà cháy.

Hiền

như bụt.

Câu 12: Điền động từ vào những ô trống dưới đây:

      Khi mẹ vắng nhà, em ……….. khoai

      Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị ……….. gạo

      Khi mẹ vắng nhà, em ……….. cơm

      Khi mẹ vắng nhà, em ……….. cỏ vườn.

Câu 13: Từ nào là danh từ?

A. Bão tố.

B. Hung ác.

C. Chanh chua.

D. Học tập.

Câu 14: Nối các câu thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa tương ứng ở cột phải.

Nhường cơm sẻ áo

 

 

Người người có điều kiện tốt hơn nên biết sống nhân ái, giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình

Lá lành đùm lá rách

 

Giúp đỡ, san sẻ cho nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Máu chảy ruột mềm

 

Người thân gặp hoạn nạn, những người khác đều đau lòng, thương xót.

Câu 15: Chọn từ viết sai chính tả.

A. Co ro.

B. Run rẩy.

C. Rùng dợn.

D. Do thám.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: