Trắc nghiệm Luyện tập về biện pháp nhân hóa (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập về biện pháp nhân hóa Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
* Nhận biết:
Câu 1. Đâu là định nghĩa đúng về nhân hóa?
A. Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.
B. Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
C. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
D. Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.
Câu 2. Những cách nhân hóa là:
A. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
B. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
C. Nói với sự vật như nói với người.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Đâu là tác dụng của nhân hóa?
A. Giúp loài vật giống với con người.
B. Giúp sự vật trở nên chân thực hơn.
C. Giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.
D. Giúp con người cảm nhận về sự vật rõ ràng hơn.
Câu 4. Đáp án nào dưới đây có sự vật được nhân hóa?
A. Sấm vẫn đang gào thét trong cơn dông.
B. Những con ong đã bay đi lấy mật rồi.
C. Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
D. Trâu đang gặm cỏ.
Câu 5. Đọc câu sau và tìm từ ngữ dùng để nhân hóa?
Mẹ gà đang bới đất để tìm thức ăn cho gà con.
A. Gà.
B. Thức ăn.
C. Mẹ.
D. Đất.
Câu 6. Trong câu dưới đây, từ nào vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?
Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.
A. Hào phóng, trao cho, gió mát.
B. Chị, hào phóng, trao cho.
C. Chị mây, hào phóng, mọi người.
D. Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.
Câu 7. Đáp án nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Mẹ em cho em ba cái bánh.
B. Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.
C. Con mèo đang nằm ngủ.
D. Cây cối đung đưa theo gió.
Câu 8. Đọc câu “Gió vẫn cứ thét gào.” Và cho biết từ nào là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?
A. Thét gào
B. Gió
C. Vẫn
D. Cứ
Câu 9. Đâu là cách để nhận biết câu có sử dụng biện pháp nhân hóa hay không?
A. Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.
B. Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.
C. Không có dấu hiệu nhận biết.
D. Cả A và B.
Câu 10. Hãy cho biết đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?
Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.
A. Nắng và mây.
B. Mặt trời và nắng.
C. Mặt trời và mây.
D. Nắng và gió.
* Thông hiểu:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 11 – 12.
Vườn cây đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
(Theo Nguyễn Kiên)
Câu 11. Đọc đoạn văn và cho biết mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?
A. Chú – thím – anh – bác.
B. Anh – bác – chú – thím.
C. Thím – chú – anh – bác.
D. Bác – thím – anh – chú.
Câu 12. Tác dụng của cách gọi ấy là gì?
A. Làm cho đoạn văn trở nên hấp dẫn hơn.
B. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
C. Làm rõ sự khác biệt của các sự vật.
D. Làm cho người đọc nhận ra các sự vật dễ dàng.
* Vận dụng:
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi từ 13 – 15.
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
(Trần Đăng Khoa)
Câu 13. Trong đoạn thơ trên, mỗi sự vật in đậm được gọi bằng gì?
A. Chị – bác – bà – nàng.
B. Chị – bà – nàng – bác.
C. Nàng – bác – bà – chị.
D. Chị – nàng – bác – bà.
Câu 14. Tác dụng của cách gọi ấy là gì?
A. Làm cho đoạn thơ trở nên hấp dẫn hơn.
B. Làm cho người đọc nhận ra các sự vật dễ dàng.
C. Làm rõ sự khác biệt của các sự vật.
D. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
Câu 15. Đâu là cách nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ trên?
A. Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
B. Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
C. Nói với sự vật như nói với người.
D. Cả A và B.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT