Trắc nghiệm Phần 1 Ôn tập (cuối học kì 2) (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Phần 1 Ôn tập (cuối học kì 2) Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
TẤM LÒNG THẦM LẶNG
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
...Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".
(Bích Thuỷ)
Câu 1: Truyện được kể bằng lời của ai?
A. Ông chủ.
B. Người lái xe.
C. Con của người lái xe.
D. Giêm-mi.
Câu 2: Giêm-mi gặp điều không may gì?
A. Bị khiếm thị.
B. Bị tật ở chân.
C. Bị tật ở tay.
D. Bị khiếm thính.
Câu 3: Ông chủ đã làm gì để giúp đỡ cậu bé Giêm-mi?
A. Nhờ người lái xe đến thuyết phục bố mẹ Giêm-mi để đưa cậu bé đi phẫu thuật.
B. Nhờ người lái xe đến để đưa Giêm-mi về, nhận làm con nuôi và cho ăn học đàng hoàng.
C. Nhờ người lái xe đến cho gia đình Giêm-mi một số tiền để chữa bệnh cho cậu bé.
D. Nhờ người lái xe đưa mình đến nhà Giêm-mi để đích thân chữa bệnh cho cậu bé.
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất về nhân vật ông chủ?
A. Lương thiện, giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi người trả ơn.
B. Gần gũi với mọi người xung quanh, không tỏ ra khinh thường người nghèo.
C. Tinh tế, không chế giễu những người bị khuyết tật.
D. Quyền uy, có thể sai bảo người khác thực hiện nguyện vọng của mình.
Câu 5: Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành người như thế nào?
A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.
B. Trở thành một nhà hảo tâm, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
C. Trở thành một người bình thường, sống giản dị và có tấm lòng lương thiện.
D. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6: Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ?
A. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.
B. Làm ơn không mong báo đáp.
C. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.
D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.
Câu 7: Nội dung chính của truyện là gì?
A. Kể về tấm lòng thương người của ông chủ khi giúp Giêm-mi chữa bệnh.
B. Kể về hoàn cảnh gia đình khó khăn của Giêm-mi.
C. Kể về con đường mà Giêm-mi đã chinh phục ước mơ của mình.
D. Kể về khả năng thuyết phục của người lái xe khi gặp gia đình của Giêm-mi.
Câu 8: Truyện gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?
A. Hãy giúp đỡ những đứa trẻ khuyết tật, khó khăn khi có điều kiện.
B. Hãy biết ơn và trân trọng sự giúp đỡ của người khác.
C. Hãy giúp đỡ mọi người một cách chân thành, không vụ lợi.
D. Hãy cố gắng thành công để báo đáp những người đã từng giúp đỡ mình.
Câu 9: Câu nào sau đây bày tỏ trực tiếp cảm xúc của người viết về hành động của nhân vật ông chủ?
A. Ông chủ đã giúp cậu bé có đôi chân lành lặn.
B. Hành động giúp người của ông chủ là việc làm mà mọi người nên học tập.
C. Tôi rất ngưỡng mộ hành động giúp người của ông chủ.
D. Ông chủ là người lương thiện.
Câu 10: Từ ngữ nào trong câu “Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng.” là tính từ? (Chọn 2 đáp án)
A. sang trọng.
B. hiếu kì.
C. vây quanh.
D. ngắm nghía.
Câu 11: Chọn 8 động từ có trong đoạn sau.
Chúng tôi đến buôn làng của người Ê-đê thì mặt trời cũng đã lặn. Bóng tối bao trùm buôn làng bé nhỏ. Bóng cây gạo đung đưa, tiếng chày của các cô gái đang giã gạo làm chúng tôi vui như trẩy hội.
Câu 12: Từ “sống” trong câu nào là danh từ?
A. Tiếng kêu của chú quạ từ cành cây um tùm khiến ai nấy cũng lạnh sống lưng.
B. Phương đã sống ở miền Nam từ bé nên giọng nói có phần thay đổi.
C. Những người ở gần biển sống bằng nghề chài lưới.
D. Thư hậu đậu đến nỗi luộc rau vẫn còn sống.
Câu 13: Sắp xếp các ý sau đây theo trình tự đúng của một lá thư thăm hỏi thầy/ cô giáo.
a) Địa điểm, thời gian viết thư.
b) Lời xưng hô với thầy/cô giáo.
c) Lí do viết thư cho thầy/cô giáo.
d) Những nội dung muốn thăm hỏi thầy/cô giáo.
e) Những điều muốn kể cho thầy/cô giáo.
f) Lời chúc.
g) Lời hứa.
h) Tên và chữ kí của người viết thư.
Câu 14: Chọn cách mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe?
A. Tình bạn đẹp là khi chúng ta biết yêu thương, chia sẻ và cùng nhau vượt qua mọi thử thách. Em đã hiểu được giá trị của tình bạn sâu sắc hơn khi đọc câu chuyện “Một điều nhỏ”.
B. Em và người bạn thân thiết của mình đã yêu thương, thông cảm với nhau nhiều hơn sau khi cả hai cùng đọc câu chuyện “Một điều nhỏ”.
C. “Một điều nhỏ” là câu chuyện rất thú vị và nhiều cảm xúc nói về tình bạn.
D. Một trong những câu chuyện hay nhất em được đọc về chủ đề tình bạn là “Một điều nhỏ”.
Câu 15: Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hóa?
A. Ruộng bậc thang là một nét đặc trưng ở vùng cao.
B. Sông Hương thơ mộng nằm ngay giữa lòng thành phố Huế.
C. Những cánh hoa hồng nhung mềm mại, rực rỡ e ấp đón lấy sương mai.
D. Đàn cò trắng kiếm mồi trên những cánh đồng vừa gặt xong.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT