Trắc nghiệm Luyện tập trang 97, 98 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ người thân trong gia đình?

A. Cổ, cụ, cháu, chắt, bạn thân.

B. Công nhân, em trai, bác sĩ, mợ.

C. Bác hàng xóm, anh trai, chú, chị gái.

D. Bác, chú, đi, cụ, cháu, chắt.

Câu 2. Câu nào không phải là câu giới thiệu về người thân trong gia đình?

A. Bố em là một bác sĩ giỏi.

B. Mẹ em là người tuyệt vời nhất.

C. Minh Quý là em trai của em.

D. Hương là người bạn thân của em.

Câu 3. Ai không phải là người thân bên họ ngoại?

A. Chú

B. Ông ngoại

D. Dì.

C. Cậu.

Câu 4. Câu văn nào dưới đây có hai từ ngữ chỉ người thân?

A. Bà nội thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích.

B. Cuối tuần này, bố sẽ đưa em về quê thăm ông ngoại.

C. Khi em còn bé, em sống cùng với bà nội ở quê.

D. Anh họ của em là một người rất hiền lành.

Câu 5. Từ ngữ nào có thể thay thế cho cụm từ gạch chân trong câu: "Em trai của bố em là một người rất giỏi.” mà nghĩa của câu không đổi?

A. Bác.

B. Em họ.

C. Cậu.

D. Chú

Câu 6. Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?

Trong chiếc ba lô của em có một vài món đồ nhỏ: ba bộ quần áo, bàn chải đánh răng, hộp kẹo và những chiếc cặp tóc xinh xinh.

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của nhân vật.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là phần liệt kê.

D. Báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước dấu hai chấm.

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 7. Câu văn nào dưới đây sử dụng sai dấu hai chấm?

A. Bố em rất tuyệt vời: bố giỏi tất cả các môn thể thao.

B. Gia đình em có bốn người: bố, mẹ, chị gái và em.

C. Mẹ bảo khi còn nhỏ em rất: nghịch ngợm.

D. Em thủ thỉ với mẹ: "Con yêu mẹ.”.

Câu 8. Đáp án nào đã điền đúng lần lượt các từ ngữ còn thiếu vào ly trong hai câu văn sau?

(1) …… luôn đứng ở cuối câu cảm hoặc câu khiến.

(2) Dấu phẩy và …… không được dùng để kết thúc câu kể.

A. (1) Dấu chấm than, (2) dấu chấm hỏi.

B. (1) Dấu chấm, (2) dấu chấm hỏi.

C. (1) Dấu chấm than, (2) dấu chấm.

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 9. Câu văn sử dụng đúng dấu hai chấm là:

A. Cây mai nhà em đã: nở những bông hoa vàng rực rỡ.

B. Chú thỏ có bộ lông rất đẹp: trắng muốt và mượt mà.

C. Nhà em có những: đàn gà con lông vàng.

D. Em thích rất nhiều loài hoa: hoa hồng.

Câu 10. Những câu văn có dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần liệt kê là:

(1) Trong giỏ có rất nhiều hoa quả của mùa hè: xoài, ổi, nhãn, mít,...

(2) Ở miền Bắc, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

(3) Hoa mặt trời còn có tên gọi khác là hoa hướng dương: hướng về mặt trời.

A. (2) và (3)

B. (1) và (2)

C. (3) và (1)

D. (1), (2) và (3)

Câu 11. Dấu câu cần điền lần lượt vào ….. trong đoạn văn sau là:

Sau cơn mưa, cầu vồng xuất hiện với đủ màu óng ánh ….. đỏ ….. cam ….. vàng, lục, lam, chàm, tím. Cầu vồng thật là kì lạ quá….. Tên là cầu mà không chạm vào được. Cây cầu như dải lụa nối liền bầu trời với mặt đất.

(Trích "Cầu vồng" - Giang Anh),

A. Dấu hai chấm / dấu phẩy / dấu phẩy / dấu chấm.

B. Dấu chấm / dấu phẩy / dấu phẩy / dấu hai chấm.

C. Dấu chấm / dấu hai chấm / dấu phẩy / dấu chấm than.

D. Dấu hai chấm / dấu phẩy / dấu phẩy / dấu chấm than.

Câu 12. Đoạn văn dưới đây đã sử dụng sai mấy dấu câu?

Đủ thứ dấu hiệu báo mùa xuân đã đến: thời tiết ấm áp, hoa đào nở và cả tiếng chim én hót. Không biết vì sao chim én chỉ cần cất tiếng hót là mùa xuân về? Chắc vì giọng hót của chim én trong trẻo, ngọt ngào và hấp dẫn. Hay vì chim én là bạn thân nhất của mùa xuân nhỉ!

(Theo Mai Nhung)

A. Hai dấu câu.

B. Ba dấu câu.

C. Bốn dấu câu.

D. Năm dấu câu.

Câu 13. Có thể bỏ dấu hai chấm trong câu văn sau không? Vì sao?

Hai bố con Khánh đã có một kế hoạch rất tuyệt vời cho ngày sinh nhật mẹ: tự làm bánh kem tặng mẹ.

A. Có, vì khi bỏ dấu hai chấm thì nghĩa của câu vẫn không đổi.

B. Không, vì dấu hai chấm trong câu có tác dụng dùng để liệt kê.

C. Có, vì khi bỏ dấu hai chấm thì nội dung của câu vẫn không đổi.

D. Không, vì dấu hai chấm trong câu dùng để báo hiệu phần giải thích.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác