Trắc nghiệm Luyện tập trang 88, 89 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 88, 89 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1. Câu văn nào dưới đây là câu khiến?

A. Ôi, bà kể chuyện hay quá!

B. Oa, bà kể chuyện hay thế!

C. Bà kể chuyện cho cháu nghe nhé!

D. Bà tớ kể chuyện hay lắm!

Câu 2. Đáp án nào chỉ chứa các từ ngữ thường dùng trong câu khiến?

A. Sao, thế, đâu, chứ, nào.

B. Đừng, chớ, nào, đi, hãy.

C. Đây, muốn nhờ, thích, nhé.

D. Ai, rất, nhỉ lắm, đó, ư.

Câu 3. Câu văn nào dưới đây có từ chứa vần "en" là từ chỉ đặc điểm?

A. Hoa loa kèn là loài hoa được nhiều người yêu thích.

B. Học sinh mới bẽn lẽn giới thiệu bản thân trước cả lớp.

C. Tiếng kèn của người nghệ sĩ êm dịu và sâu lắng.

D. Dòng suối nhỏ len lỗi qua các khe đá.

Câu 4. Câu: “Bạn hãy tập trung nghe cô giáo giảng bài đi!” dùng để làm gì?

A. Dùng để kể, tả, giới thiệu .

B. Dùng để ra lệnh, yêu cầu.

C. Dùng để đưa ra lời đề nghị.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 5. Câu văn nào dưới đây có cả từ chỉ âm thanh và từ chỉ màu sắc?

A. Âm thanh của chiếc đàn hay quá!

B. Cái loa màu đen phát ra tiếng rất to

C. Bài hát này mới ngọt ngào làm sao!

D. Quyển sổ chép nhạc có màu vàng

Câu 6. Câu cảm có tác dụng:

A. Bộc lộ cảm xúc (vui, mừng, thán phục,...) của người

B. Nêu ra một yêu cầu hoặc đề nghị của người nói.

C. Thông báo, trình bày một nội dung nào đó.

D. Bày tỏ sự thắc mắc, hiếu kì của người nói.

Câu 7. Em sẽ nói câu khiến trong tình huống nào dưới đây?

A. Em muốn bố mẹ đưa về quê thăm ông bà.

B. Em quên làm bài tập cô giáo giao về nhà.

C. Em muốn hỏi bố về ngày sinh nhật của bà.

D. Em đọc được một câu chuyện rất hay.

Câu 8. Câu cảm nào được dùng để bày tỏ sự thán phục trong tình huống: Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có bạn Lan Anh làm được.”

A. Lan Anh cố gắng quá.

B. Bài toán này khó quá!

C. Lan Anh siêu thật đấy!

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 9. Dòng nào dưới đây chỉ chứa các từ ngữ có thể thay thế cho từ in đậm trong câu văn sau?

Cô Thư ngỡ ngàng khi nhận được món quà đặc biệt từ Khánh.

A. Ngạc nhiên, bất ngờ, sửng sốt.

B. Băn khoăn, đăm chiêu, ngạc nhiên.

C. Hồi hộp, kinh ngạc, hoảng hốt.

D. Xúc động, rung động, cảm động.

Câu 10. Cách nào dưới đây có thể dùng để đặt câu khiến?

A. Thêm từ không, chưa,... vào cuối câu.

B. Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,... vào cuối câu.

C. Thêm từ quá hoặc lắm, xin, mong... vào đầu câu.

D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 11. Dòng nào điền đúng lần lượt các từ còn thiếu vào từ trong đoạn sau?

Cậu …… vứt rác bừa bãi nữa! Khi cậu vứt rác bừa bãi sẽ khiến môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của các sinh vật xung quanh chúng ta. Vì vậy, cậu

…… vứt rác đúng nơi quy định! Chúng mình cùng nhau bảo vệ môi trường ……!

A. đừng/ chớ/ nào

B. đừng / hãy / nhé

C. hãy/ đừng/ chớ

D. đừng / ngưng / nhé

Câu 12. Câu: "Cậu chớ ngắt hoa, bẻ cành ở đây!" thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

A. Câu hỏi, vì trong câu có từ "ở đây" là từ để hỏi.

B. Câu cảm, vì kết thúc câu bằng dấu chấm than.

C. Câu nêu đặc điểm, vì trong câu có từ "ngắt” là từ chỉ đặc điểm.

D. Câu khiến, vì trong câu có nội dung nêu yêu cầu, ý khuyên ngăn.

Câu 13. Điểm khác nhau giữa hai câu văn dưới đây là gì?

(2) Con hãy cố gắng làm bài tập nhé!

(1) Con phải làm bài tập đi!

A. (1) Là câu kể, (2) là câu khiến

B. (1) Là câu khiến, (2) là câu cảm.

C. (1) Dùng để khuyên bảo, (2) dùng để răn đe, ra lệch.

D. (1) Thể hiện sự bắt buộc, (2) thể hiện sự động viên, khích lệ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác