Trắc nghiệm Luyện tập trang 85, 86 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 85, 86 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1. Kiểu so sánh trong câu: "Ngôi sao kia lập lòe như con đom đóm." là:

A. So sánh sự vật với sự vật.

B. So sánh hoạt động với hoạt động.

C. So sánh con vật với con vật.

D. So sánh âm thanh với âm thanh.

Câu 2. Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ có nghĩa giống nhau?

A. Trơ trọi, đơn côi, chơ vơ.

B. Sáng sủa, tăm tối, tối tăm.

C. Xa tít, xa xôi, tít mắt.

D. Xinh xắn, đẹp đẽ, xấu xí.

Câu 3. Câu văn nào có cùng kiểu so sánh với câu: "Mây trắng như bông.”?

A. Tiếng mưa rơi như tiếng thác dội.

B. Tiếng sáo lảnh lót như tiếng chim.

C. Tóc mẹ dài như thác nước.

D. Tàu dừa đung đưa như vẫy tay.

Câu 4. Câu văn chứa từ ngữ có nghĩa giống với từ “cậu” là:

A. Cậu là em trai của mẹ.

C. Cậu là người em yêu quý nhất.

B. Cậu là người bạn thân của tớ.

D. Cậu là người nhỏ nhất ở đây.

Câu 5. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ gạch chân trong câu: "Quê hương tôi là một vùng quê yên bình.” mà nghĩa của câu không đổi?

A. Vùng núi, vùng biển.

B. Làng quê, miền quê.

C. Quê cha, quê mẹ.

D. Đất nước, quốc gia.

Câu 6. Câu văn nào dưới đây chứa ba từ ngữ có nghĩa giống nhau?

A. Người dân Việt Nam chăm chỉ, cần cù và chịu khó.

B. Dòng sông quê em trong xanh màu ngọc bích.

C. Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông.

D. Hoa phượng vĩ nở đỏ rực như ngọn lửa.

Câu 7. Các từ ngữ sau sắp xếp thành một câu văn có hình ảnh so sánh là:

dòng sông / như / uốn lượn / dải lụa / mềm mại / . / một

A. Dải lụa uốn lượn, mềm mại như dòng sông.

B. Dòng sông mềm mại như một dải lụa đào.

C. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa mềm mại.

D. Dòng sông như uốn lượn mềm mại như dải lụa.

Câu 8. Trong đoạn văn sau có mấy từ so sánh?

Mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Những tia nắng màu vàng giống những chú bé tinh nghịch nhảy múa trên đầu ngọn sóng. Mặt biển lúc này trong xanh như một tấm gương màu ngọc thạch.

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 9. Từ in đậm trong hai câu văn sau có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

(1) Ngôi nhà nhỏ bé của tôi nép mình sau rặng tre xanh mướt.

(2) Mẹ dặn tôi không được nhỏ nhen với người khác.

A. Không thể thay thế cho nhau, vì chúng có nghĩa khác nhau.

B. Có thể thay thế cho nhau, vì chúng có nghĩa giống nhau.

C. Vì từ “nhỏ bé” thường chỉ kích thước, từ "nhỏ nhen” chỉ tính nết con người.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 10. Câu văn nào có hình ảnh so sánh phù hợp với bức tranh sau?

Trắc nghiệm Luyện tập trang 85, 86 (có đáp án) - Kết nối tri thức

A. Ngọn núi như ngọn giáo đâm thủng cánh rừng.

B. Ngọn núi đen sừng sững như một người khổng lồ.

C. Đám mây trắng như dải lụa quấn quanh cánh đồng.

D. Mây trắng như chiếc khăn mỏng quấn quanh đỉnh núi.

Câu 11. Nhận xét nào dưới đây đúng với hai câu văn sau?

(1) Rừng cây rất im lặng.

(2) Rừng cây tĩnh lặng như đang trong giấc ngủ say.

A. Hai câu văn cùng miêu tả rừng cây đang ngủ.

B. Hai câu văn cùng miêu tả rừng cây rất im lặng.

C. (1) Tả rừng cây im lặng, (2) tả rừng cây đang ngủ.

D. (2) Tả rừng cây im lặng, (1) tả rừng cây đang ngủ.

Câu 12. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ có nghĩa giống với các từ in đậm trong đoạn văn sau và có thể thay thế được cho các từ in đậm đó?

Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu (1) nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để (2) dự trữ (3) lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến phải làm chi cho (4) cực trong lúc các loài vật khác được nghỉ ngơi, vui chơi.

A. (1) Lượm, (2) tích trữ, (3) đồ ăn, (4) mệt.

B. (1) Gom, (2) dự tính, (3) thực phẩm, (4) mệt.

C. (1) Hải, (2) tích trữ, (3) thức ăn, (4) nhọc.

D. (1) Kiếm, (2) dự trù, (3) thức uống, (4) khổ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác