Trắc nghiệm Luyện tập trang 32, 33 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 32, 33 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.
Câu 1. Câu văn: "Cuối tuần, em đi tập bơi.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu giới thiệu.
B. Câu nêu hoạt động.
C. Câu nêu đặc điểm.
D. Câu bộc lộ cảm xúc.
Câu 2. Chú mèo trong câu ca dao dưới đây có những hoạt động gì?
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
(Ca dao)
A. Đi đâu, vắng nhà.
B. Hỏi thăm, đi đâu.
C. Trèo, hỏi thăm.
D. Con mèo, chú chuột.
Câu 3. Các từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ "cơm” là:
A. Rửa, thái, băm.
B. Ăn, nấu, rang.
C. Xào, xay, luộc.
D. Nóng, thiu, ngon.
Câu 4. Dòng nào chứa các từ ngữ thích hợp để điền lần lượt vào hai 2 trong câu văn sau?
Mẹ ….. cơm và ……… cá ở trong bếp.
A. ngon / thơm
B. nóng / ngửi
C. kho / nấu
D. nấu / kho
Câu 5. Câu thành ngữ nào dưới đây không chứa từ ngữ chỉ hoạt động?
A. Nhanh như chớp.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 6. Dòng nào dưới đây là bộ phận nêu hoạt động trong câu: "Em cùng bố về quê thăm ông nội.”
A. Em cùng bố.
B. Về quê thăm ông nội.
C. Thăm ông nội.
D. Em cùng bố về quê.
Câu 7. Hai từ chỉ hoạt động và hai từ chỉ trạng thái nào có trong câu văn sau?
Cũng như tôi, mấy bạn mới đi tập bơi lần đầu đều bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, đôi lúc còn ngập ngừng, e sợ.
A. Tập bơi, đứng, ngập ngừng, e sợ.
C. Đứng, nép, bơi, ngập ngừng.
B. Ngập ngừng, e sợ, bỡ ngỡ, nép.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 8. Dòng nào dưới đây là câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu văn: "Hôm nay, Hương Ly ra vườn cùng mẹ để học cách trồng hoa.”
A. Hương Ly ra vườn cùng mẹ làm gì?
B. Ai ra vườn cùng mẹ để học cách trồng hoa?
C. Hôm nay, Hương Ly ra vườn cùng mẹ để làm gì?
D. Hương Ly ra vườn cùng mẹ để học cách trồng hoa khi nào?
Câu 9. Câu văn nào sau đây diễn tả đúng hoạt động trong bức tranh sau?
A. Em rất thích ăn cơm mẹ nấu.
B. Mẹ em đang nấu cơm ở trong bếp.
C. Cơm mẹ em nấu rất thơm và ăn rất ngon.
D. Trong bếp, em và mẹ đang chăm chú nấu cơm.
Câu 10. Các từ ngữ dưới đây đã sắp xếp thành một câu nêu hoạt động là:
về / phương Nam / tránh rét / . / bay / nhanh / Trên trời /, / những / chú én
A. Trên trời, những chú én bay nhanh về phương Nam tránh rét
B. Trên phương Nam, những chú én bay nhanh về trời tránh rét
C. Trên trời, những chú én nhanh tránh rét bay về phương Nam
D. Trên trời, chú én tránh rét bay nhanh về phương Nam.
Câu 11. Từ ngữ nào có thể kết hợp với tất cả các sự vật sau để được từ ngữ hoạt động?
gà / rau / thịt / trứng
A. nhặt
B. nuôi
D. trồng
C. luộc
Câu 12. Dòng nào nói đúng về các từ ngữ ở nhóm (1) và nhóm (2)?
(1) Nghỉ ngơi, thở, bơi lội.
(2) Tung tăng, háo hức, e ngại.
A. (1) Là nhóm từ chỉ hoạt động, (2) là nhóm từ chỉ đặc điểm.
B. (1) Là nhóm từ chỉ đặc điểm, (2) là nhóm từ chỉ hoạt động.
C. (1) và (2) đều là nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 13. Dòng nào chứa năm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau?
Hôm đó, là một buổi chiều đầy nắng và gió. Tôi cùng đám bạn trong xóm rủ nhau ra con đê đầu làng để thả diều. Cả lũ đứa nào cũng háo hức vì được chơi thả diều. Những cánh diều bay lơ lửng trên không trung bao la, rộng lớn.
A. Rủ, thả diều, ra, bay, chơi.
B. Bao la, rộng lớn, háo hức, rủ, bay.
C. Cùng, rủ, để, lơ lửng, bay.
D. Thả diều, háo hức, lơ lửng, chơi, bay.
Câu 14. Trong trường hợp dưới đây, ai nói đúng? Vì sao?
Hà: "Kho" là từ chỉ hoạt động.
Tuấn: Mình nghĩ "kho" là từ chỉ sự vật chứ.
A. Bạn Hà nói đúng. Vì "Kho" là từ chỉ hoạt động nấu ăn như: kho thịt, kho cá,...
B. Hai bạn đều nói đúng. Vì "khó" vừa là từ chỉ hoạt động, vừa là từ chỉ sự vật.
C. Bạn Tuấn nói đúng. Vì "Kho" là từ chỉ sự vật như: nhà kho, kho thóc....
D. Cả hai bạn đều nói sai. Vì "kho" là từ chỉ đặc điểm.
Câu 15. Nhận xét nào nêu đúng về các từ ngữ còn thiếu trong đoạn văn sau?
Cả nhà em cùng nhau chuẩn bị đón Tết. Mẹ và em ... chợ để mua đồ Tết. Còn bố và anh trai thì ... nhà cửa. Đến đêm ba mươi, cả gia đình cùng nhau … giao thừa.
A. Các từ còn thiếu đều là từ chỉ sự vật.
B. Các từ còn thiếu đều là từ chỉ hoạt động.
C. Các từ còn thiếu đều là từ chỉ đặc điểm.
D. Các từ còn thiếu chỉ đặc điểm và hoạt động.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng việt lớp 3 Đọc: Mùa hè lấp lánh trang 34, 35
Trắc nghiệm Tiếng việt lớp 3 Nói và nghe: Kể chuyện Chó đốm con và mặt trời trang 36
Trắc nghiệm Tiếng việt lớp 3 Đọc: Tạm biệt mùa hè trang 38, 39
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)