Trắc nghiệm Luyện tập trang 29, 30, 31 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 29, 30, 31 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1. Sự vật được dùng để so sánh trong câu: "Mặt biển như một tấm gương phẳng lặng.” là:

A. mặt biển

B. tấm gương

C. phẳng lặng

D. như

Câu 2. Câu văn nào dưới đây chứa bộ phận trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?”

A. Mùa hè, bầu trời trong xanh, cao vời vợi.

B. Lớp chúng em chăm chú nghe cô giảng bài.

C. Em thấy một cụ già ngồi ở vệ cỏ ven đường.

D. Vườn hoa hồng, hoa cúc nhà em đang nở rộ.

Câu 3. Kiểu so sánh được sử dụng trong câu văn sau là:

Tiếng hát của Mai trong veo như tiếng chim hót.

A. So sánh âm thanh với âm thanh.

B. So sánh sự vật với sự vật.

C. So sánh hoạt động với hoạt động.

D. So sánh con vật với con vật.

Câu 4. Những âm thanh nào được so sánh với nhau trong câu: "Tiếng hót của họa mi cử âm vang như một khúc nhạc trong veo." ?

A. Họa mi - Một khúc nhạc.

B. Âm vang - Trong veo.

C. Tiếng hót của họa mi - Trong veo.

D. Tiếng hót của họa mi - Một khúc nhạc.

Câu 5. Câu văn nào dưới đây có cùng kiểu so sánh với câu văn: "Tiếng đàn du dương như lời mẹ ru.”

A. Ông em hiền như bụt.

C. Em chạy nhanh như gió.

B. Đôi mắt bé tròn như hòn bi ve.

D. Tiếng chổi quét sân như tiếng lá rơi.

Câu 6. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh, vừa có bộ phận trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?”?

A. Ngoài bờ suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều.

B. Tiếng khèn dìu dặt như tiếng gió vi vút trong khu rừng.

C. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả.

D. Con sông quê quanh co, uốn khúc như dải lụa đào.

Câu 7. Tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn: "Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân." là gì?

A. Giúp câu văn sinh động hơn, để người đọc dễ tưởng tượng ra cây rơm.

B. Giúp người đọc dễ tưởng tượng ra kích thước của cây nấm.

C. Giúp người đọc dễ tưởng tượng ra hình dáng của cây nấm.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8. Với các từ ngữ dưới đây, em có thể sắp xếp thành mấy câu văn có hìnhảnh so sánh?

đáng yêu / búp bê / Em bé / giống / con / như /.

A. 4 câu

B. 3 câu

C. 2 câu

D. 1 câu

Câu 9. Những câu văn chứa bộ phận trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?" là:

(1) Mùa xuân tới, trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc. (2) Cây cối cũng khoác lên mình bộ áo mới. (3) Khu vườn trong những ngày xuân mới rực rỡ làm sao!

A. Câu (1).

B. Câu (2).

C. Câu (1), (2).

D. Câu (2), (3).

Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu nhận xét đúng về hai cụm từ sau?

(1) ở trường

(2) khi ở trường

A. (1) Trả lời cho câu hỏi "Khi nào?”, (2) trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.

B. (1) Trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?”, (2) trả lời cho câu hỏi "Khi nào?”.

C. Cả (1) và (2) đều trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”.

D. Cả (1) và (2) đều trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?"

Câu 11. Cái hay của câu văn có chứa hình ảnh so sánh là gì?

A. Giúp tạo ra những sự vật độc đáo, mới lạ.

B. Giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

C. Giúp người nghe có cái nhìn bao quát về sự vật được so sánh.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác