Trắc nghiệm Luyện tập trang 100, 101 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 100, 101 Tiếng Việt lớp 3 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3.

Câu 1. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì?

Huyền nói: "Mẹ kể truyện cổ tích về đất nước mình cho con nghe đi!”.

A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

B. Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật.

C. Trích dẫn trực tiếp lời người khác.

D. Cả A,B và C đều đúng.

Câu 2. Dòng nào nhận xét đúng về dấu ngoặc kép trong câu văn sau?

Cô giáo hỏi: "Các em đã được nghe những câu chuyện nào rồi?”.

A. Câu dùng đúng dấu ngoặc kép.

B. Câu dùng sai dấu ngoặc kép.

C. Câu dùng thiếu dấu ngoặc kép.

D. Câu dùng thừa dấu ngoặc kép.

Câu 3. Câu văn nào dưới đây chứa dấu ngoặc kép có tác dụng đánh dấu phản trích dẫn trực tiếp lời người khác?

A. Em nghĩ: "Ngày mai mình sẽ học môn gì nhỉ?”.

B. Em tự nhủ: "Mình sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ.”.

C. Em luôn luôn ghi nhớ lời mẹ dặn: "Con đừng bao giờ bỏ cuộc.”.

D. Trang hỏi: "Hương ơi, bạn cho mình mượn một chiếc bút nhé!”.

Câu 4. Câu văn sau mắc phải lỗi sai nào?

Thu xuýt xoa: Câu "chuyện Bóp nát quả cam hay quá!”.

A. Viết thiếu dấu gạch ngang.

B. Đặt sai vị trí của dấu ngoặc kép.

C. Viết thừa dấu ngoặc kép.

D. Đặt sai vị trí của dấu chấm than.

Câu 5. Câu văn nào dưới đây đặt đúng vị trí của dấu ngoặc kép?

A. An nói với Mai: Đây chính là dòng "sông Đà”.

B. Giang hét to: "Tớ tự hào khi là người Việt Nam.”.

C. An "hỏi” Tú: "Cuối tuần cậu đi đá bóng không?”.

D. Hòa tự hào nói: Chúng ta là "con Rồng, cháu Tiên”.

Câu 6. Câu văn dưới đây đã dùng sai dấu câu nào?

Nam nói: - Hai Bà Trưng là một trong những vị anh hùng đầu tiên của nước ta.”.

A. Dấu ngoặc kép.

B. Dấu chấm và dấu gạch ngang.

C. Dấu gạch ngang.

D. Dấu chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 7. Dòng nào đã dùng dấu ngoặc kép để viết lại câu văn sau cho đúng?

Khánh kể:

- Mình thật sự rất khâm phục Trần Quốc Toản.

A. Khánh kể: "Mình rất khâm phục Trần Quốc Toản.”.

B. Khánh kể rằng: Mình rất khâm phục "Trần Quốc Toản”.

C. Khách kể với Mal: "Mình rất khâm phục Trần Quốc Toản.”.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8. Đoạn văn sau có mấy câu văn chứa lời đối thoại của nhân vật?

Thấy An cứ loay hoay mãi. Hà liền hỏi: "Cậu làm sao thế?”. An buồn rầu: "Mình không tìm thấy chiếc bút mực của mình.". Hà nghe vậy liền bảo: "Cậu dùng tạm chiếc bút của mình này!”.

(Trích "Một giờ học” - Giang Anh)

 

A. 1 câu

B. 2 câu

C. 3 câu

D. 4 câu

Câu 9. Đâu là tác dụng chung của dấu gạch ngang và dấu ngoặc kép?

A. Đánh dấu lời nói của nhân vật.

B. Đánh dấu phần trích dẫn nguyên văn.

C. Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.

D. Đánh dấu kết thúc lời nói của nhân vật.

Câu 10. Câu văn viết đúng, đủ các dấu câu là:

A. Huy hỏi Nam: "Cậu có nhớ hôm nay ngày gì không.”.

B. Mạnh thắc mắc: “Sao người ta phát minh được máy bay nhỉ”

C. Diên nói: "Mình sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành bác sĩ.”.

D. Tuấn nghĩ: "Chắc chắn mình sẽ trở thành nhà du hành vũ trụ”.

Câu 11. Có thể bỏ dấu gạch ngang trong câu sau không? Vì sao?

Trên đường đi học, Khánh hỏi Chi:

- Hôm nay chúng mình học bài "Sự tích ông Đùng, bà Đùng” nhỉ?

A. Có thể, vì dấu gạch ngang bị dùng sai vị trí.

B. Có thể, vì dấu gạch ngang trong câu trên bị thừa.

C. Không thể, vì sau lời đối thoại của nhân vật phải dùng dấu gạch ngang.

D. Không thể, vì trước lời đối thoại của nhân vật phải dùng dấu gạch ngang.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác