Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.

Câu 1. Các từ ngữ nào biểu thị ý nêu yêu cầu, đề nghị trong các câu văn sau?

(1) Chúng ta hãy cùng hát to lên nào!

(2) Bạn hãy để chậu hoa này ở vị trí khác!

(3) Em nên chọn màu sắc phù hợp với bức tranh đã về!

A. Hãy, nên, vẽ.

B. Hãy, nào, nên

C. Hãy, nào, chọn.

D. Hãy, nhé, nào, nên.

Câu 2. Dòng nào là câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong câu văn sau: "Phượng Hoàng mở lớp học để dạy các loài chim về cách làm tổ."?

A. Ai là người mở lớp để dạy học?

B. Lớp học được mở ra để làm gì?

C. Vì sao Phượng Hoàng lại mở lớp học?

D. Phượng Hoàng mở lớp học để làm gì?

Câu 3. Câu văn nào dưới đây là câu nêu hoạt động?

A. Con người thật tài giỏi.

B. Chiếc bàn này là bàn gỗ lim.

C. Việt ngồi nghe bố kể chuyện cổ tích.

D. Bác thợ mộc là người làm ra chiếc bàn đấy ạ.

Câu 4. Câu văn nào dưới đây là câu nêu đặc điểm của một loài vật?

 A. Ốc sên là con vật sống trên cạn.

B. Con ốc sên rất chậm chạp và nhỏ bé.

C. Con bướm bay quanh khóm hoa hồng.

D. Con sâu là một loài vật rất thích ăn lá cây.

Câu 5. Câu văn nào dưới đây sử dụng đúng dấu câu?

A. Bạn ấy giỏi quá.

B. Thế là mùa hè đã đến rồi!

C. Bạn nào thích xem câu cá thì ra đây!

D. Tớ không biết bạn ấy có đến đây chơi không?

Câu 6. Dòng nào dưới đây điền đúng dấu hỏi và dấu ngã lần lượt vào các từ in đậm trong đoạn văn sau?

Tất thay đều sưa soạn săn thứ mật ngọt dịu đê đón khách. Qua nhiên ong bướm và các bạn khác đến thăm rất đông.

(Theo "Truyện tư duy hình ảnh cho bé”)

A. thảy, sữa, sẵn, để, quã

B. thấy, sữa, sẳn, để quả

C, thấy, sửa, sẵn, để quả

D. thảy, sửa, sẵn, để, quả

Câu 7. Câu văn nào dưới đây dùng để giới thiệu?

A. Họa mi hát rất hay và trong trẻo.

B. Họa Mi xứng đáng là học sinh xuất sắc.

C. Họa Mi là một học sinh xuất sắc nhất lớp.

D. Họa Mi thật sự giống một nghệ sĩ tài năng.

Câu 8. Câu văn nào dưới đây có từ ngữ in đậm viết sai chính tả?

A. Cô bé gấp chiếc thuyền lan thả xuống dòng nước.

B. Trải qua nhiều gian nan, chú Tuấn đã trở nên giàu có.

C. Hương thơm nồng nàn của hoa sữa lan tỏa khắp khu phố.

D. Mẹ dặn em cẩn thận với chiếc nan hoa khi ngồi sau xe đạp.

Câu 9. Dòng nào dưới đây có từ ngữ viết sai chính tả?

A. Xác suất, sẵn sàng, sạch sẽ, xấu xí.

B. Sấu sa, sàng sảy, xa xôi, xuất sắc.

C. Xuất hiện, xào xạc, sửa soạn, xứ sở.

B. Sấu sa, sàng sảy, xa xôi, xuất sắc.

D. Sụt sịt, sản xuất, soi xét, diễn xuất.

Câu 10. Câu văn nào trả lời cho câu hỏi: "Bộ lông của mèo có đặc điểm gì?" ?

A. Bộ lông của mèo có màu vàng.

B. Chú mèo xù bộ lông của mình lên.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 11. Dòng nào ghép được với từ sau để tạo thành câu nêu đặc điểm?

Vườn hoa ………………………………………………….

A. Là nơi em hay ghé đến.

B. Đẹp như một bức tranh.

C. Làm cho em xao xuyến.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 12. Câu văn: "Bình minh là khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày nhỉ.” mắc phải lỗi sai nào?

A. Sai về cách dùng từ.

B. Sai về cách diễn đạt.

C. Sai về viết chính tả.

D. Sai về cách sử dụng dấu câu.

Câu 13. Đáp án nào đã ghép đúng hai vế để tạo thành câu phù hợp?

(1) Những người dân làng chài

(2) Biển cả

(3) Cánh buồm

(a) là biểu tượng của làng chài.

(b) ra khơi để đánh cá.

(c) có nhiều cá tôm.

A. (1) - (b); (2)-(c); (3) - (b).

B. (1) - (a); (2) - (c); (3) - (b).

C. (1) - (b); (2)-(c); (3) - (a).

D. (1) - (c); (2) - (a); (3) - (b).

Câu 14. Câu thành ngữ: "Anh em thuận hòa là nhà có phúc.” có ý nghĩa gì?

A. Anh em trong gia đình ghen ghét, đố kị với nhau.

B. Gia đình có em tên Thuận, anh tên Hòa là gia đình có phúc.

C. Anh em trong gia đình tranh giành, tị nạnh nhau là điều bình thường.

D. Anh em trong gia đình biết đoàn kết, thương yêu nhau là điều tốt lành.

Câu 15. Tác dụng của dấu chấm than trong hai câu văn dưới đây khác nhau như thế nào?

(1) Dừng lại!

(2) Nguy hiểm quá.

A. Dấu chấm than (1) dùng để bộc lộ cảm xúc, (2) kết thúc câu kể.

B. Dấu chấm than (1) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, (2) dùng để hỏi.

C. Dấu chấm than (1) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, (2) bộc lộ cảm xúc.

D. Dấu chấm than (1) dùng để bộc lộ cảm xúc, (2) nêu yêu cầu, đề nghị.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:


Các loạt bài lớp 2 Kết nối tri thức khác