Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Unit 11: I went to Australia hay, chi tiết - Cánh diều

Với ngữ pháp Tiếng Anh lớp 6 Unit 11: I went to Australia hay, chi tiết trình bày đầy đủ các phần ngữ pháp trọng tâm trong từng unit sẽ giúp học sinh học tốt Tiếng Anh 6.

A. Thì quá khứ đơn

1. Cách dùng

- Diễn tả một hành động đã xảy ra một, một vài lần hoặc chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ, không còn liên quan đến hiện tại

- Diễn đạt các hành động xảy ra liên tiếp trong quá khứ

- Diễn đạt một hành động xen vào một hành động đang diễn trong quá khứ

2. Cấu trúc

* Câu khẳng định

Dạng câu

Động từ “tobe”

Động từ “thường”

Khẳng định

Công thức: S + was/ were + O

S = I/ He/ She/ It (số ít) + was

S= We/ You/ They (số nhiều) + were

Ví dụ 1:My computer was broken yesterday. (máy tính của tôi đã bị hỏng hôm qua)

Ví dụ 2: They were in Paris on their summer holiday last year. (Họ ở Paris vào kỳ nghỉ hè năm ngoái.)

 Công thức: S + V-ed/ VQK (bất quy tắc) + O

Khi chia động từ có quy tắc ở thì quá khứ, ta chỉ cần thêm hậu tố "-ed" vào cuối động từ

Có một số động từ khi sử dụng ở thì quá khứ không theo qui tắc thêm “-ed”. Những động từ này ta cần học thuộc.

Ví dụ 1:She watched this film yesterday. (Cô ấy đã xem bộ phim này hôm qua.)

Ví dụ 2:I went to sleep at 11p.m last night. (Tôi đi ngủ 11 tối qua)

* Câu phủ định

Dạng câu

Động từ “tobe”

Động từ “thường”

Phủ định

S + was/were not + Object/Adj

Đối với câu phủ định ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ “to be”.

CHÚ Ý:

– was not = wasn’t

– were not = weren’t

Ví dụ:

– She wasn’t very happy last night because of having lost money. (Tối qua cô ấy không vui vì mất tiền)

-We weren’t at home yesterday. (Hôm qua chúng tôi không ở nhà.)

S + did not + V (nguyên thể)

Trong thì quá khứ đơn câu phủ định ta mượn trợ động từ “did + not” (viết tắt là “didn’t), động từ theo sau ở dạng nguyên thể.)

Ví dụ 1: He didn’t play football last Sunday. (Anh ấy đã không chơi bóng đá vào chủ nhật tuần trước.)

Ví dụ 2: We didn’t see him at the cinema last night. (Chúng tôi không trông thấy anh ta tại rạp chiếu phim tối hôm qua.)

* Câu nghi vấn

Dạng câu

Động từ “tobe”

Động từ “thường”

Nghi vấn

Câu hỏi: Was/Were+ S + Object/Adj?

Trả lời: Yes, I/ he/ she/ it + was.

– No, I/ he/ she/ it + wasn’t

Yes, we/ you/ they + were.

– No, we/ you/ they + weren’t.

Câu hỏi ta chỉ cần đảo động từ “to be” lên trước chủ ngữ.

Ví dụ 1: Was she tired of hearing her customer’s complaint yesterday? (Cô ấy có bị mệt vì nghe khách hàng phàn nàn ngày hôm qua không?)

Yes, she was./ No, she wasn’t. (Có, cô ấy có./ Không, cô ấy không.)

Câu hỏi: Did + S + V(nguyên thể)?

Trong thì quá khứ đơn với câu hỏi ta mượn trợ động từ “did” đảo lên trước chủ ngữ, động từ theo sau ở dạng nguyên thể.


Ví dụ 1: Did you visit Ha Noi Museum with your class last weekend? (Bạn có đi thăm bảo tàng Hà Nội với lớp của bạn cuối tuần trước hay không?)

Yes, I did./ No, I didn’t. (Có, mình có./ Không, mình không.)

3. Cách chia động từ ở thì quá khứ đơn

Ta thêm “-ed” vào sau động từ:

Thông thường ta thêm “ed” vào sau động từ: Ví dụ: Watch – watched / turn – turned/ want – wanted/ attach – attached/...

- Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”:

Ví dụ: type – typed/ smile – smiled/ agree – agreed

- Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”.

Ví dụ: stop – stopped/ shop – shopped/ tap – tapped/

Ngoại lệ một số từ không áp dụng quy tắc đó: commit – committed/ travel – travelled/  prefer – preferred

- Động từ tận cùng là “y”:

+  Nếu trước “y” là MỘT nguyên âm (a,e,i,o,u) ta cộng thêm “ed”.

Ví dụ: play – played/ stay – stayed

+ Nếu trước “y” là phụ âm (còn lại ) ta đổi “y” thành “i + ed”.

Ví dụ: study – studied/ cry – cried

4. Dấu hiệu nhận biết

- Trong câu có các từ như: yesterday, ago, last (week, year, month), in the past, the day before, với những khoảng thời gian đã qua trong ngày (today, this morning, this afternoon).

- Sau as if, as though (như thể là), it’s time (đã đến lúc), if only, wish (ước gì), would sooner/ rather (thích hơn)

Ví dụ 1: Yesterday morning, Tom got up early; then he ate breakfast and wen t to school. (Sáng hôm qua, Tom dậy trễ, sau đó cậu ấy ăn sáng và đến trường)

Ví dụ 2: Tom lived in VietNam  for six years, now he lives in Paris (Tom sống ở Việt Nam trong khoảng 63 năm, giờ cậu sng ở Paris)

B. Modal verbs ( Động từ khuyết thiếu)

1. Khái niệm

-Động từ khiếm khuyết (Modal verbs) thuộc nhóm động từ nhưng không chỉ hành động mà chỉ bổ nghĩa cho động từ chính (đứng sau động từ khuyết thiếu).Các động từ khuyết thiếu là:  WILL, WOULD, CAN, COULD, MAY, MIGHT, SHOULD, MUST, OUGHT  TO

- Lưu ý với động từ khuyết thiếu

Không cần chia động từ. Ví dụ: She can (không phải SHE CANS)

+ Không có dạng nguyên thể. Ví dụ: không phải TO MUST

+ Động từ theo sau là dạng nguyên thể, không có “to”. Ví dụ: I can sing (không phải I CAN TO SING)

2. Các động từ khuyết thiếu thường gặp

*Can/ Can’t ( có thể- không thể): Diễn tả khả năng xảy ra của một vật/ một sự việc trong hiện tại hoặc tương lai. Đây là khả năng chủ quan, do bản năng người/ vật đó có

+ Ví dụ:  She can sing very well.

They can see through the walls

*Could/ Couldn’t ( có thể- không thể): Diễn tả khả năng xảy ra trong quá khứ. Đây là dạng quá khứ của “can”

Ví dụ:

My brother could ride his bike when he was very small.

Chú ý

- Can và Could được dùng trong câu đề nghị, yêu cầu hoặc xin phép.

Ví dụ:

- Can you give me a lift, please? (Bạn có thể cho tôi đi nhờ được không?)

- Could you please help me lift this box? (Bạn có thể giúp tôi nhấc cái hộp này lên được không?)

- “Can” hoặc  “could” có thể được thay thế bằng “be able to”

* Must- mustn’t ( phải -không được): Diễn tả một yêu cầu bắt buộc phải làm gì (hoặc cấm đoán làm gì) ở hiện tại hoặc tương lai, mang nghĩa chủ quan.

Ví dụ:

I must get up early this morning. (Sáng nay tôi phải dậy sớm)

Chú ý: 

- “Have to” có thể thay thế “must” khi diễn tả một điều bắt buộc trong quá khứ, hoặc những quy định mang tính khách quan, quy định

May - Might: có lẽ, có thể (khả năng thấp)

- May: Diễn tả những hành động có thể xảy ra ở hiện tại

-  Might: Diễn tả những hành động có thể xảy ra ở quá khứ 

Ví dụ:

He might have got a car accident. (Anh ta có lẽ đã bị tai nạn)

Chú ý: “May” và “might” được dùng trong câu xin phép. Tuy nhiên, “may” thường dùng trong lời nói hàng ngày, “might” thường được dùng trong câu gián tiếp.

Ví dụ:

- May I use this computer? (Em dùng máy tính này được không ạ?)

- I wonder (that) whether they might complete the test or not. (Tôi băn khoăn liệu họ đã hoàn thành bài kiểm tra hay chưa)

* Will - won’t (sẽ - sẽ không): Diễn tả một hành động xảy ra trong tương lai, thường là một hành động không chắc chắn, diễn ra tại thời điểm nói. (Tương lai đơn)

Ví dụ:

I promise I complete all on-going projects before the end of the month. (Tôi hứa sẽ hoàn thành các dự án đang đang dở trước cuối tháng.)

Chú ý: “Will” còn được dùng trong lời mời, đề nghị, yêu cầu.

Ví dụ: 

Will you join with us? (Bạn sẽ tham gia với chúng tôi chứ?

Would: Diễn tả một hành động xảy ra trong quá khứ (hoặc giả định một hành động xảy ra trong quá khứ).

Ví dụ: 

She would be very happy if I gave her a bunch of flowers. 

Chú ý: Would được sử dụng để diễn đạt lời mời.

Ví dụ:

Would you like a cup of coffee? (Bạn dùng 1 tách cà phê nhé?)

* Should - Ought to: nên

- Should: đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng hoặc suy đoán ai đó nên làm gì

- Ought to: đưa ra lời khuyên (mang tính ép buộc hơn)

Ví dụ:

- You look so tired! You should go to bed early (Trông bạn mệt mỏi quá. Bạn nên nghỉ ngơi đi)

3. Cấu trúc câu

Dạng câu

Cấu trúc

Khẳng định

S+V( khuyết thiếu)+ Vnt

Ví dụ: She can sing ( Cô ấy có thể hát)

Phủ định

S+ V(khuyết thiếu)+ not+ Vnt

Ví dụ: You mustn’t go when the light is red ( Khi đèn đỏ, bạn không được đi)

Nghi vấn

V( khuyết thiếu)+ S+ Vnt?

Yes, S+ V khuyết thiếu


- No, S+ V(khuyết thiếu)+ not ( Để ở dạng viết tắt)

Ví dụ:

Can you ride a bike?

Yes, I can/ No, I can’t

Xem thêm Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 6 Cánh diều với cuộc sống hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học