Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự



Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

- Sự việc khởi đầu (1)

- Sự việc phát triển ( 3)

- Sự việc cao trào ( 4- 5)

- Sự việc kết thúc (7)

b, Sáu yếu tố trong văn tự sự:

- Sự việc do: Sơn Tinh Thủy Tinh làm

- Sự việc diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mười tám

- Sự việc diễn ra: khi vua Hùng muốn kén chồng cho con.

- Nguyên nhân: Do hai chàng cùng cầu hôn nhưng vua chỉ có một người con gái

- Diễn biến: Sơn Tinh đến trước được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua

- Kết quả: hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua

- Không thể xóa thời gian và địa điểm vì truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chiến thắng tự nhiên của nhân dân

- Việc Thủy Tinh nổi giận là có lý: Thủy Tinh đến sau và sính lễ nhà vua đưa ra chỉ có trên mặt đất

c, Sự việc thể hiện thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng

- Sơn Tinh được kể về “tài lạ” trước rồi mới tới Thủy Tinh

- Không để nhân vật Thủy Tinh thắng

- Không thể xóa bỏ sự việc Thủy Tinh

2. Nhân vật trong văn tự sự

a, Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

- Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất

- Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói tới nhiều nhất

- Vua, Mị Nương, các Lạc hầu là nhân vật phụ nhưng không cần thiết, không thể bỏ được

b, Nhân vật trong truyện được kể:

Nhân vật Tên gọi Lai lịch Tài năng Chân dung Việc làm
Vua Hùng Vua Hùng Thứ mười tám Kén rể
Sơn Tinh Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên Vẫy tay… nổi cồn bãi, mọc lên núi đồi, đem sính lễ đến trước Cầu hôn, dời núi dựng thành, ngăn lũ
Thủy Tinh Thủy Tinh Gọi gió, gió đến, hô mưa mưa về Cầu hôn, dâng nước cuồn cuộn
Mị Nương Mị Nương Con gái vua Hùng thứ mười tám tính tình hiền dịu Người đẹp như hoa Theo Sơn Tinh về núi
Lạc hầu Lạc hầu Bàn bạc

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 38 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm:

- Vua Hùng: kén rể, đưa ra yêu cầu về sính lễ

- Mị Nương: người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu, nết na

- Sơn Tinh: vẫy tay, nổi cồn bãi, lên núi đồi

- Thủy Tinh: cầu hôn, dâng nước đánh Sơn Tinh

a, Vai trò của các nhân vật: cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh lý giải cho hiện tượng thiên tai bão lũ diễn ra hằng năm

b, Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

Xưa vua Hùng muốn kén rể cho công chúa Mị Nương, trong số những người tới xin cầu hôn có Sơn Tinh, Thủy Tinh là những có tài lạ ngang nhau. Không biết chọn ai vua Hùng nói sáng sớm hôm sau ai mang sính lễ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) tới trước sẽ được cưới công chúa. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh tới trước, cưới được Mị Nương, Thủy Tinh tới sau mang lòng uất hận đem quân đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến. Cuối cùng Thủy Tinh thua trận, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

c, Truyện có nhan đề là Sơn Tinh, Thủy Tinh vì:

     + Theo cách đặt tên theo nhân vật chính của truyện dân gian

     + Truyện diễn tả mối mâu thuẫn trực tiếp giữa con người với thiên tai

     + Nếu đổi tên thành: “ Vua Hùng kén rể, Truyện Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì không bao hàm hết ý nghĩa nội dung của truyện

Bài 2 (trang 39 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.

- Dự định kể về việc: Một chú chim sẻ vì không nghe lời mẹ, không chịu thường xuyên tập bay nên bị gãy cánh.

- Nhân vật: chú sẻ con

- Diễn biến: Sẻ mẹ sinh được 3 chú sẻ con → Sẻ mẹ hằng ngày kiếm mồi nuôi sẻ con khôn lớn → Sẻ mẹ dạy đàn con học bay để có thể sớm cất cánh kiếm ăn → Sẻ con mải chơi, không tập luyện → Khi đàn sẻ bắt đầu bay đi tránh rét, sẻ nhỏ vướng vào cành cây, ngã xuống đất gãy cánh.

Bài giảng: Sự việc và nhân vật của văn tự sự - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học