Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học

Câu hỏi này nằm trong bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy và giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 6.

Câu hỏi: Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:

- Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

- Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?

- Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

- Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

Lời giải:

Cuốn sách yêu thích: Bố con cá gai.

– Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố – người con.

– Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường.

– Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố “Bố thật là một tên ngốc”. Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng “tôi” mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.

– Em đã được gặp những con người kiên cường, đi đến khắp nơi của đất nước Hàn Quốc nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là bệnh viện.

– Đọng lại trong tâm trí em là cái kết đau thương mà tác giả đã viết. Người bố cùng con mình đã chiến thắng căn bệnh quái ác, trải qua bao nhiêu đau khổ. Người con cuối cùng cũng khỏi bệnh nhưng người bố lại chính vì căn bệnh ấy mà qua đời.

– Em thích cuốn sách vì nó thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng, sức mạnh phi thường của cả hai cha con. Bên cạnh đó cũng nhắc nhở mọi người phải yêu thương người thân trong gia đình, quý trọng thời gian bên cạnh họ. Em đặc biệt ấn tượng với câu này: “Nhưng mà con trai à, con là tất cả của bố. Dù bố có chết nhưng không phải là chết đâu.”

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác