Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1



Với soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 trang 213, 214, 215 Ngữ văn lớp 12 sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1

Câu 1 (trang 213 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX:

Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 | Soạn bài lớp 12 Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 | Soạn bài lớp 12

Câu 2 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Các đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam ( 1945- 1975):

- Văn học vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa

    + Phản ánh cuộc đấu tranh, kháng chiến, cổ vũ tinh thần chiến đấu

    + Tái hiện các chặng đường lịch sử, nhiệm vụ chính trị qua các đề tài: Tổ quốc, xã hội chủ nghĩa…

- Nền văn học hướng tới đại chúng

    + Cảm hứng đất nước của nhân dân

    + Các tác giả quan tâm tới đời sống của người lao động, nỗi khổ của người nghèo.

    + Dung lượng ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ dễ thuộc, dễ nhớ

- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

    + Phản ánh các vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước

    + Cầm bút, nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử

    + Tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu- Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng- Nguyễn Thi, thơ ca Tố Hữu…

- Cảm hứng lãng mạn

    + Trong những năm có chiến tranh, dù nhiều khó khăn, hi sinh nhưng lòng tràn đầy mơ ước

    + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc

    + Tác động, cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên trên thử thách gian lao

- Kết hợp hài hòa yếu tố sử thi và lãng mạn, vận động và phát triển cách mạng

Câu 3 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc của văn học

    + Miêu tả cho hay, chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú

    + Nhà văn có ý thức đề cao tình thân, cốt cách trong dân tộc

    + Nhà văn tìm tòi sáng tạo

- Cầm bút bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng giao tiếp

    + Xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, cách thức trước khi viết

- Ý nghĩa: quan điểm sáng tác chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác, tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động, đa dạng

Câu 4 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

- Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập

- Mục đích:

    + Khẳng định chủ quyền nước ta

    + Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế

    + Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

- Đối tượng

    + Đồng bào cả nước

    + Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm

- Nội dung:

    + Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc

    + Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc

    + Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại

- Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

Câu 5 (trang 215 ngữ văn 12 tập 1):

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:

- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc

- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu

- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc

    + Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường

    + Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng

- Giong thơ chân thành, tha thiết

- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc

    + Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng

- Cảm hứng lãng mạn:

    + Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng

    + Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình

Câu 6 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Biểu hiện tính dân tộc trong thơ Việt Bắc (Tố Hữu):

Nội dung:

- Vẻ đẹp đặc trưng tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt Nam:

    + Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, quá khứ, gian khổ

    + Tình cảm gắn bó, ngọt bùi, đồng cam cộng khổ

    + Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến

    + Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành Cách mạng

- Tính dân tộc thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất đời sống con người

- Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng, độc đáo, kỉ niệm với những người dân Việt Bắc

Phương diện nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, giọng thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính, dễ nhớ, dễ thuộc

- Hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình

- Cách xưng hô ta- mình mộc mạc, dân dã, thấm tính quân dân

- Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, hình ảnh gần gũi, nhiều sức gợi

- Tình yêu thiên nhiên, con người Việt Bắc sâu nặng, nghĩa tình

Câu 7 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

a, - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

Những luận điểm bài viết:

Mở đầu: Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

Trình bày nét đặc sắc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

    + LĐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước

- LĐ 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên

- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng

- Luận điểm phù hợp với nội dung bài viết, cách sắp xếp luận điểm khác với cách xếp thông thường khi tác giả nói tới con người, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, rồi mới trình bày nét đặc sắc trong thơ văn của ông

b, - Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Các luận điểm được triển khai:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người

- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ

- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí

c, Trong bài Đô-xtôi-ép-xki

Luận điểm

Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn

- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-tôi-xep-xki

- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-tôi-ep-ski

Câu 8 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Vẻ đẹp, hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng

- Vẻ đẹp hào hùng nhưng rất đỗi hào hoa của lính Tây Tiến

- Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn

- Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, bệnh sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở

- Những người lính vẫn kiên cường, vượt qua khó khăn, bệnh tật

- Tinh thần lạc quan, yêu đời

Chất bi tráng: cái chết trong bài Tây Tiến không mang cảm giác bi lụy, tang tóc

- Nghệ thuật

    + Cảm hứng lãng mạn giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc

    + Sử dụng thủ pháp đối lập gây ấn tượng, mạnh mẽ về thiên nhiên, con người miền Tây, lính Tây Tiến

- So sánh bài Đồng Chí

    + Hiện thực chiến tranh được tái hiện chân thực

    + Chính Hữu tô đậm cái đời thường, có thật trong cuộc sống: hình ảnh đời sống của người dân, sức mạnh tinh thần đồng đội sát cánh bên nhau

Câu 9 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

- Nội dung:

    + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai

    + Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

Nghệ thuật:

    + Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…

    + Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư

Câu 10 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:

    + Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết

    + Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”

- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu

    + Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu

    + Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên

- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu

    + Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu

    + Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu

    + Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao

    + Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt

Câu 11 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 | Soạn bài lớp 12 Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 | Soạn bài lớp 12

Câu 12 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Điểm thống nhất: khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo và tài hoa

    + Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ

    + Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ trên mặt trận sông Đà

Nét riêng:

- Trước cách mạng

    + Đề tài: mang tâm sự người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ chỉ còn vang bóng

    + Nhân vật: thường là các tài tử, nhà nho, người có khí phách

    + Giọng điệu: bất bình trước xã hội mục ruỗng

- Sau cách mạng:

    + Đề tài: cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, hiện thực của đất nước

    + Nhân vật là những con người đời thường, người lao động

    + giọng điệu: thủ thỉ, tâm tình

Câu 13 (trang 215 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Cảm hứng thẩm mĩ trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông:

    + Vẻ đẹp của sông Hương phong phú, đa dạng và có sự biến chuyển như tâm trạng con người

    + Ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng, tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí

- So sánh liên tưởng độc đáo cùng với hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, so sánh

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học