Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Ôn tập học kì 2 (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 16 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Ôn tập học kì 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 10.
Câu 1. Điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng:
Báo cáo nghiên cứu về vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam là văn bản trình bày (…) nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam dựa trên các dữ liệu (…), chính xác, đáng tin cậy.
A. thu hoạch/ đề tài.
B. bài luận/ đề cương.
C. kết quả/ khách quan.
D. bài văn/ chủ quan.
Câu 2. Một bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 3. Văn bản Xúy Vân giả dại thuộc thể loại nào?
A. Hát nói
B. Tuồng
C. Truyện ngắn
D. Chèo
Câu 4. Văn bản Xúy Vân giả dại được trích từ tác phẩm nào?
A. Lưu Bình Dương Lễ
B. Quan Âm Thị Kính
C. Kim Nham
D. Đồ điếc
Câu 5. Huyện đường có những sự việc chính nào?
A. Tri huyện bước ra, tự xưng tên tuổi, chức vụ, kinh nghiệm; đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến
B. Sau khi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét
C. Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6. Cách tri huyện tự giới thiệu mình có đặc điểm gì?
A. Rõ ràng, từ tốn, minh bạch
B. Thân thiện, cởi mở, vui vẻ
C. Lịch sự, khách sáo
D. Khoa trương, thị uy, hống hách
Câu 7. Con rối được chế tạo bằng nguyên liệu gì?
A. Gỗ lim
B. Gỗ xoan
C. Gỗ sung
D. Gỗ táu
Câu 8. Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?
A. Căm tức trước tội ác của giặc, đau lòng trước hoàn cảnh hiện tại của nhân dân ta.
B. Trằn trọc, băn khoăn nỗi nước nhà.
C. Thờ ơ với tội ác của giặc, trước nỗi khổ của nhân dân.
D. A và B đúng.
Câu 9. Tác giả đã nêu lên khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn?
A. Không có hiền tài, quân sư.
B. Do giặc giữ.
C. Vận nước đang ở thời kì khó khăn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10. Nguyễn Trãi được vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" vào năm bao nhiêu?
A. 1979.
B. 1980.
C. 1981.
D. 1982.
Câu 11. Những sáng tác của Nguyễn Trãi thuộc những lĩnh vực nào?
A. Chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.
B. Quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, thiên văn học.
C. Quân sự, chính trị, lịch sử, địa lý, văn học.
D. Quân sự, chính trị, lịch sử, văn học.
Câu 12. Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau là?
A. Dùng ngôn ngữ viết để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
B. Dùng ngôn ngữ nói để giới thiệu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ.
C. Dùng ngôn ngữ kí hiệu để thảo luận với bạn bè về một vấn đề trong đời sống gây tranh cãi hoặc gợi ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
D. Dùng ngôn ngữ nói để thảo luận với bạn bè về một vấn đề trong đời sống gây tranh cãi hoặc gợi ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
Câu 13. Trong bài giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tthơ, để tránh nói chung chung hoặc lan man, người nói cần phải làm gì?
A. Đặt tên cho bài nói.
B. Xác định ý và sắp xếp ý.
C. Cả đáp án A và B.
D. Đáp án và B đều sai.
Câu 14. Đâu là nhiệm vụ của người nói và người nghe trong bước trao đổi sau khi hoàn thành bài thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau?
A. Người nói đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nghe tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm.
B. Người nghe và người nói cùng đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói.
C. Người nghe đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận các ý kiến này và trao đổi thêm.
D. Người nghe và người nói cùng tiếp nhận các ý kiến và trao đổi thêm.
Câu 15. Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán.
B. Là giao tiếp mà không cần sử dụng lời nói hoặc viết.
C. Là giao tiếp không cần nhìn nhau.
D. Là giao tiếp giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Câu 16. Phương tiện ngôn ngữ nào dưới đây thường xuất hiện trong các văn bản thông tin?
A. Số liệu, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ.
B. Số liệu, chữ viết, biểu đồ, sơ đồ.
C. Số liệu, hình ảnh, biểu đồ, giọng nói.
D. Biểu cảm gương mặt, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Văn 10 Ôn tập học kì 1
- Trắc nghiệm Văn 10 Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này”
- Trắc nghiệm Văn 10 Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện
- Trắc nghiệm Văn 10 Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin
- Trắc nghiệm Văn 10 Bài 9: Hành trang cuộc sống
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT