Soạn bài Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn)

(Lí Công Uẩn)



Soạn bài Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn)

* Bố cục

- Phần 1. “Xưa nhà Thương… không dời đổi”: Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.

- Phần 2. “Huống gì thành Đại La…. đế vương muôn đời”: Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô

- Phần 3. Đoạn còn lại: Quyết định dời đổi.

Câu 1: Sự việc dẫn các triều đại Trung Quốc đã từng có những cuộc dời đô nhằm mục đích khẳng định đây là một việc đã từng có người làm, chứ không phải là lần đầu. Mặc khác, các triều đại Trung Quốc dời đô là thuận theo mệnh trời, ý dân. Các cuộc dời đô đó có kết quả là mưu toan được nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, dẫn đến việc "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh". Sự việc dẫn đó làm cơ sở để đưa ra ý kiến dời đô của mình.

Soạn bài Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn) | Ngắn nhất Soạn văn 8

Câu 2:

Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) không còn thích hợp vì hai nhà Đinh, Lê đã làm theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ của Thương, Chu, "khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi."

Thực ra, vì thế lực chưa đủ mạnh, nên hai triều đại trên vẫn phải dựa vào nơi hiểm yếu của vùng núi đá vôi Ninh Bình để dễ bề chống lại sự xâm lược của thế lực phương Bắc.

Câu 3: Thành Đại La có vị thế thuận lợi về nhiều mặt:

- Đây là kinh đô cũ của Cao Vương.

- Ở nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi (thế đất đẹp theo quan niệm của thuật phong thủy).

- Có 4 ưu điểm là rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng. Do đó dân không bị lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi.

Câu 4:

- Về lí lẽ:

   + Lý Thái Tổ đã nêu sử sách làm tiền đề chứng minh cho việc dời đô là hoàn toàn hợp lý thuận lẽ trời.

   + Đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về địa thế thuận lợi của nơi đóng đô mới.

- Về tình cảm:

   + Sau khi đưa ra hàng loạt lí lẽ chặt chẽ, đến câu cuối cùng không phải là một mệnh lệnh của vua ban mà là một câu hỏi mang tính chất đối thoại.

   + Tác dụng: tạo sự đồng cảm giữa dân chúng và nhà vua, vừa thể hiện tinh thần dân chủ, đồng thời làm tăng thêm sức thuyết phục của bài cáo.

Câu 5:

Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.

Bài giảng: Chiếu dời đô - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học