Soạn bài Nói giảm nói tránh



Soạn bài Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Các từ in đậm đều mang nghĩa là chết.

   - Người viết dùng cách diễn đạt đó nhằm tránh thái độ thô tục, thiếu lịch sự.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ ngữ khác vì với trẻ thơ không gì ngọt lành, quý giá hơn bầu sữa mẹ.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Cách nói “không được chăm chỉ lắm” nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

Luyện tập

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Điền từ vào chỗ trống:

a. đi nghỉ

b. chia tay nhau

c. khiếm thị

d. có tuổi

e. đi bước nữa

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Các câu có dử dụng biện pháp nói giảm nói tránh: a2, b2, c1, d1, e2

Câu 3 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

a. Cậu hôm nay mặc áo quần lòe loẹt quá!

   → Hôm nay cậu mặc quần áo hơi màu mè.

b. Cái xe của cậu như đồ nhôm nhựa.

   → Cái xe của cậu nước sơn hơi bị mờ.

c. Bài văn của cậu viết dở lắm.

   → Bài văn của cậu viết chưa hay lắm.

d. Con đã làm sai rồi.

   → Con đã làm chưa được đúng.

e. Thái độ của anh bất lịch sự quá!

   → Thái độ của anh hơi quá mức đấy.

Câu 4 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

   Những tình huống giao tiếp cần thẳng thắn nói đúng, nói thật thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh. Ví dụ trong bài phê bình văn học, báo cáo khuyết điểm của bạn...

Bài giảng: Nói giảm nói tránh - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học