Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự



Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   - Yếu tố miêu tả:

       + Xe chạy chầm chậm…Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

       + Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

       + Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

   - Yếu tố biểu cảm:

       + Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

       + Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

       + Phát biểu cảm tưởng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

   → Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.

Luyện tập

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản:

   - Tôi đi học (Thanh Tịnh):

          Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

          Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

   - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố):

   Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

   - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

          Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

   - Lão Hạc (Nam Cao):

           Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Đoạn văn tham khảo:

       Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: “Cháu gái ngốc của bà”

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học