Soạn văn 8 VNEN Bài 31: Văn bản thông báo

(trang 96, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Nếu là người nhận thông báo, em thấy có khó khăn gì khi thực hiện thông báo sau:

(Đọc thông báo trang 96 – SGK)


Trả lời:

Nếu là người nhận thông báo, em sẽ khó khăn trong việc xác định thời gian xuất phát cụ thể là khi nào cũng như địa điểm tập trung là ở đâu.

1. (trang 97, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu về văn bản thông báo

a) Đặc điểm của văn bản thông báo

Đọc văn bản thông báo sau và trả lời câu hỏi

(SGK – Trang 97)

(1) Trong văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo?

(2) Văn bản thông báo những nội dung gì?

(3) Nhận xét về thể thức của văn bản?


b) Tình huống cần làm văn bản thông báo

(1) Tình huống nào sau đây phải viết văn bản thông báo? Trong tình huống ấy, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo?

- Một học sinh bị mất xe đạp, muốn báo với công an

- Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp.

- Cuối năm học, lớp em phải tổng hợp những thành tích để Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của trường bình xét thi đua.

- Hệ thống điện của lớp em bị hỏng, cần phải được sửa chữa.

(2) Văn bản thông báo được dùng khi nào?


c) Cách viết văn bản thông báo

(1) Văn bản thông báo có mấy phần?

(2) Trình bày những yêu cầu về nội dung và thể thức của từng phần trong văn bản thông báo.

(3) Người đại diện cho cơ quan, tổ chức ra thông báo cần thể hiện thái độ như thế nào?

(4) Viết lại văn bản thông báo ở phần Hoạt động khởi động để đảm bảo đúng những yêu cầu của một văn bản thông báo.


d) Nội dung nào sau đây đúng với văn bản thông báo?

(1) Truyền đạt lại thông tin hoặc nhiệm vụ từ cơ quan, tổ chức, người lãnh đạo cho cấp dưới, thành viên, đoàn thể hoặc những người có liên quan.

(2) Dùng các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng,… để bàn luận về một vấn đề nào đó.

(3) Chứa đựng các thông tin: ai (cơ quan, tổ chức) ra thông báo? Thông báo cho ái (cơ quan, tổ chức nào)? Thông báo những nội dung nào (thông tin gì? Làm gì? ở đâu? Khi nào?)

(4) Phải tuân thủ thể thức văn bản hành chính. Ghi tên cơ quan, tổ chức, số văn bản, quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và thời gian ban hành, người nhận thông báo, chức danh người đại diện, dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức (nếu là cơ quan, tổ chức quản lí).

(5) Dùng để giới thiệu một sự vật, hiện tượng, hướng dẫn thực hiện một quy trình, một thao tác,… trong một công việc nào đó.


Trả lời:

a. Đặc điểm của văn bản thông báo

(1) Người thông báo là Hiệu trưởng trường THCS Việt Tiến.

Người nhận là giáo viên chủ nhiệm và hội đồng tự quản các lớp.

(2) Văn bản thông báo những nội dung: Kế hoạch tổ chức lựa chọn các tiết mục văn nghệ tiêu biếu tham gia trong buổi Lễ kỉ niệm 60 năm thành lập trường gồm : địa điểm, thời hạn đăng kí; địa điểm, thời gian tổ chức duyệt,...

(3) Thể thức của văn bản thông báo:

       + Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm ...

       + Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện...

       + Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo...


b. Tình huống cần phải làm thông báo:

(1)

- Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp.

Người viết là BGH nhà trường, người nhận là các thầy cô giáo chủ nhiệm và học sinh ở các lớp.

(2) Văn bản thống báo được dùng khi cần truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để được thực hiện hay tham gia.


c. (1) Bố cục chung của các văn bản thông báo gồm có 3 phần:

       + Phần mở đầu: ...

       + Phần nội dung: ...

       + Phần kết thúc: ...

(2) Yêu cầu về nội dung và thể thức của từng phần trong văn bản thông báo:

- Thể thức mở đầu văn bản thông báo:

       + Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).

       + Quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên của đoàn thể (ghi ở phía trên chính giữa trang giấy).

       + Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).

       + Tên văn bản (ghi chính giữa):

THÔNG BÁO

- Nội dung thông báo.

- Thể thức kết thúc văn bản thông báo:

       + Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).

       + Kí tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).

(3) Người đại diện cho cơ quan, tổ chức ra thông báo cần thể hiện thái độ


d. Chọn nội dung (1), (3), (4)


2. (trang 99, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Thể thơ bảy chữ

a) Đọc các bài thơ, khổ thơ sau và chỉ ra cách gieo vần, cách ngắt nhịp, mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kế nhau:

(1) Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

      (Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước)

(2) Bà tôi ở một túp lều tre

Có một hàng cau chạy trước hè.

Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,

Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

      (Anh Thơ, Tết quê bà)

(3) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chua ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

      (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)


b) Bài thơ sau có từ bị chép sai. Em hãy vận dụng những hiểu biết về cách hiệp vần trong thơ bảy chữ để phát hiện lỗi sai ấy, thử tìm cách sửa lại cho đúng:

Trong túp lều tranh cánh liếp che,

Ngọn đèn mờ, tỏa ánh xanh xanh,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,

Như bước thời gian đếm quãng khuya.

      (Đoàn Văn Cừ, Tối)


c) Mượn hai câu đầu trong bài thơ của Tú Xương, hãy làm tiếp hai câu cuối để thành một bài thơ bốn câu:

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

…………………….…………………….

…………………….…………………….


Trả lời:

a. Nhận xét:

(1) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Ngắt nhịp 2/2/3, 4/3

Gieo vần chân "on" ở cuối câu 1,2,4

Quan hệ bằng trắc theo thứ tự:

B-B-B-T-T-B-B

T-T-B-B-T-T-B

T-T-T-B-B-T-T

B-B-T-T-T-B-B


(2) Thể thơ 7 chữ

Ngắt nhịp 2/2/3, 4/3

Gieo vần chân "e" ở cuối câu 1 và 2; gieo vần cách "au" và "âu" ở câu 2 và 3

Quan hệ bằng trắc theo thứ tự:

B B T B T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B


(3) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3

Gieo vần cách "a" ở câu 1 và 4, gieo vần cách "ong" và "ông" trong chính câu 2, gieo vần cách "u" trong câu 2 và 3

Quan hệ bằng trắc:

T T B B T T B

B B T T T B B

T B B T B B T

B T B B T T B


b. Bài thơ chép sai hai chỗ:

- Sau "ngọn đèn mờ" không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở đây dẫn đến sai nhịp thơ.

- "Ánh xanh xanh" sai vần.

Cách sửa:

- Bỏ dấu phẩy

- Sửa chữ "xanh" thành một chữ hiệp vần với chữ "che"

VD:

Trong túp lều tranh cánh liếp che,

Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh lè,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,

Như bước thời gian đếm quãng khuya.


c. Nguyên bản của tác giả:

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Chứa ai chả chứa, chứa thằng Cuội,

Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.

Tham khảo ví dụ:

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Bỏ lại vợ con nơi trần thế

Trên đó kết thân với chị Hằng.

Hoặc:

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Đêm đêm nhìn xuống nơi trần thế

Tựa gốc cây đa với chị Hằng.

1. (trang 99, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập về văn bản thông báo

a) Văn bản thông báo có gì giống và khác văn bản tường trình?

b) Cho những thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

      Ban chấp hành liên chi đội của nhà trường vừa họp bàn kế hoạch tổ chức diễn đàn trao đổi về phương pháp tự học. Mỗi lớp cử 6 học sinh tiêu biểu (do hội đồng tự quản các lớp bầu chọn) trong đó có chủ tịch hội đồng tự quản và chi đội trưởng. Thời gian tổ chức 01 buổi. Lớp 6A trình bày tham luận về phương pháp tự học môn Toán, lớp 7B trình bày tham luận phương pháp tự học mông Khoa học tự nhiên, Lớp 8A trình bày tham luận phương pháp tự học môn Khoa học xã hội, Lớp 9A trình bày tham luận phương pháp tự học môn Ngữ văn. Lớp 9B trình bày tham luận phương pháp tự học các môn còn lại. Các đại biểu chuẩn bị ý kiến phát biểu.

      Tưởng tượng mình là liên đội trưởng, hãy viết một văn bản thông báo để toàn trường được biết và thực hiện (bổ sung thêm thông tin còn thiếu)


Trả lời:

a. So sánh văn bản thông báo và văn bản tường trình:

- Giống nhau : đều thuộc loại văn bản hành chính.

- Khác nhau về mục đích và nội dung.


b. Viết văn bản thông báo:

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trường THCS Cầu Giấy

Số _12___/TB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày … tháng … năm 20..

THÔNG BÁO

(Về kế hoạch tổ chức diễn đàn trao đổi về phương pháp tự học)

Kính gửi: Các Chi đội TNTP Hồ Chí Minh trong toàn trường

      Được sự đồng ý của Hiệu trưởng, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THCS Cầu Giấy, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh Nhà trường quyết định triển khai kế hoạch tổ chức diễn đàn trao đổi về phương pháp tự học. Để diễn đàn đạt kết quả tốt, Ban chỉ huy liên đội thông báo để các chi đội được biết và thực hiện tốt các nội dung sau:

      Mỗi lớp cử 6 học sinh tiêu biểu (do hội đồng tự quản các lớp bầu chọn) trong đó có chủ tịch hội đồng tự quản và chi đội trưởng.

      Lớp 6A trình bày tham luận về phương pháp tự học môn Toán, lớp 7B trình bày tham luận phương pháp tự học mông Khoa học tự nhiên, Lớp 8A trình bày tham luận phương pháp tự học môn Khoa học xã hội, Lớp 9A trình bày tham luận phương pháp tự học môn Ngữ văn. Lớp 9B trình bày tham luận phương pháp tự học các môn còn lại. Các đại biểu chuẩn bị ý kiến phát biểu.

      Đúng 8h ngày 30 tháng 01 năm 2019, tất cả đại biểu ăn mặc chỉnh tề, đúng nghi thức có mặt tại hội trường.

      Diễn đàn trao đổi về phương pháp tự học là một sự kiện quan trọng trong nhà trường, Ban chỉ huy liên đội đề nghị các chi đội thực hiện nghiêm túc thô ng báo này.

- Nơi nhận:

- Hiệu trường (để báo cáo)

- BCH Đoàn trường (để báo cáo)

- Lưu

Liên đội trưởng

Nguyễn Ngọc A


2. (trang 100, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập làm thơ bảy chữ

(Học sinh tự làm).


3. (trang 100, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập về hành động nói

a) Trong thực tế, có phải khi nào kiểu câu cũng phù hợp với hành động nói không? Vì sao? Nêu ví dụ minh họa.

b) Nhắc lại những kiểu hành động nói thường gặp.

c) Xác định kiểu hành động nói thể hiện trong các trường hợp sau (không xét câu đặt trong ngoặc vuông):

(1) [Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở]. Các khanh nghĩ thế nào?

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

(2) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(3) Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

(4) Ôi! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc

Hạnh phúc nào không hạnh phục đầu tiên?

(Chế Lan Viên, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)


Trả lời:

a. Trong thực tế, không phải khi nào kiểu câu cũng phù hợp với hành động nói. Vì hành động nói có thể thực hiện bằng cách trực tiếp (dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó) và gián tiếp (bằng các kiểu câu khác).

Ví dụ: Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ ?

Hành động nói là cầu khiến nhưng được thực hiện gián tiếp bằng kiểu câu nghi vấn.


b. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…), điều khiển (cầu khiên, đe dọa, thách thức,…), hứa hẹn, bộc lộ, cảm xúc.


c. Xác định mục đích nói trong các câu:

(1)[Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở]. Các khanh nghĩ thế nào?

⇒   Hỏi

(2) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

⇒   Đe dọa

(3) Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.

⇒   Điều khiển

(4) Ôi! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc

Hạnh phúc nào không hạnh phục đầu tiên?

⇒   Bộc lộ cảm xúc

1. (trang 100, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Nêu ba tình huống cần phải viết văn bản thông báo ở trường em.

Trả lời:

- Thông báo kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng.

- Thống báo về việc tổ chức kì thi Olympic Tiếng anh cấp trường.

- Thông báo về kế hoạch tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường.


3. (trang 100, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng các kiểu câu phân theo mục đích nói.

Trả lời: (Cảm xúc ngày đầu tiên đi học)

      Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt của em và các bạn trong ngày ấy ngây thơ biết bao! (bộc lộ cảm xúc). Bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim... Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu... Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp... Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo:

- Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giác sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé! (câu cầu khiến)



Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 chương trình VNEN hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác: