Soạn bài Đò lèn

(Nguyễn Duy)



Soạn bài Đò lèn trang 147, 148, 149 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Đò lèn

I. Tác giả & tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở Thanh Hóa.

Ông làm thơ từ rất sớm. Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, nhiều bài là tiếng nói khẳng khái, bộc trực, đầy ngang tàng mà trầm tĩnh, giàu chiêm nghiệm và mang tinh thần công dân sâu sắc. Ông là một trong số không nhiều cây bút hiện nay đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo cảm hứng hiện đại, tạo nên nét độc đáo, hấp dẫn trong cấu trúc, hình ảnh và ngôn ngữ của thể thơ truyền thống này.

2. Tác phẩm

Bài Đò lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương sống, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Trong bài thơ, cái tôi thời tuổi nhỏ của tác giả được tái hiện:

   - Hình ảnh cậu bé tinh nghịch vô tư sống giữa đất trời quê ngoại dân dã với kỷ niệm vui buồn đan xen, đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

   - Ấn tượng về tuổi thơ:

       + Khói Trầm thơm

       + Mùi huệ trắng

       + Điệu hát văn, bóng cô đồng

       + Mùi huệ trắng

   - Ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên vừa có cái riêng tư vừa gần gũi.

=> Lối kể chân thực, cụ thể như lời ăn tiếng nói hàng ngày thể hiện vẻ đẹp, tính cách ngây thơ của trẻ nhỏ, ký ức không phai mời trong tâm trí nhà thơ.

* Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ:

   - Nét quen thuộc: Hình ảnh cậu bé Duy thuở nhỏ như bao trẻ thơ khác.

   - Nét mới mẻ: Nhà thơ nhìn về quá khứ khi mình đã trưởng thành, có sự trải nghiệm trước cuộc sống và đặc biệt gắn liền với hình ảnh bà ngoại.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tình thương sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện qua những từ ngữ và hình ảnh cụ thể:

    - Hình ảnh người bà: Mùa cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.

→ Lam lũ, tần tảo, vất vả.

    - Sự vô tư của cậu bé khi chưa nhận thấy những vất vả của người bà:

       + “Đâu biết”: vô tâm, chưa thấu được nỗi vất vả của bà.

       + “Trong suốt”: nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.

       + “Một bên thực”: là bà với cuộc đời lam lũ vất vả

       + “Một bên hư”: bao gồm tiên, phật, thánh thần.

→ Vô tư không nhận ra thấy những nỗi vất vả của người bà.

   - Tình thương bà của nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời người lính

      + Bộc lộ nhận thức của con người đã trải qua trải nghiệm thực tiễn. Cuộc đời xung quanh không có gì thay đổi: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”

→ Người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh cùng nỗi niềm đau đớn, xót xa của mình:

       “khi tôi biết thương bà thì đã muộn

       bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”

=> Sự trưởng thành của người cháu.

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tình yêu thương bà sâu sắc thể hiện chiêm nghiệm của Nguyễn Duy về cuộc đời: tình yêu bà, tình yêu quê hương sống có trách nhiệm – sống trước hiện tai về bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai.

Nét riêng:

Người bà nào cũng vất vả, lam lũ đáng kính trọng và đầy yêu thương. Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt mang tầm vóc của hậu phương trong những tháng năm chống Mỹ cứu nước, người giữ và truyền lửa yêu thương và căm thù, được tác giả gợi nhớ qua hình ảnh của tiếng chim tu hú, bên bếp lửa bập bùng. Người bà của Nguyễn Duy là nạn nhân của cuộc chiến, mang thân phận bé nhỏ. Dù vậy, giữa cuộc chiến tranh khốc liệt, bà vẫn tần tảo can trường. Hình ảnh người bà trong tác phẩm Đò lèn của Nguyễn Duy hiện lên qua những hình ảnh giản dị, gần gũi đời thường “mò cua xúc tép”...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 cực ngắn, hay khác:




Các loạt bài lớp 12 khác