Soạn bài Thao tác lập luận bình luận



Soạn bài Thao tác lập luận bình luận

I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học...

Soạn bài Thao tác lập luận bình luận | Ngắn nhất Soạn văn 11

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Tìm hiểu về cách lập luận bình luận trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ:

a, Trong đoạn trích, Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở (Ai hiểu luật được sẽ làm quan,... Bất cứ một hình phạt nào ở trong nước không vượt ra ngoài luật...) đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng (Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu...). Tất cả những lập luận đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò của pháp luật và việc giáo dục luật pháp trong xã hội.

b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lí do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, muốn trị nước phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.

c, Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng với những nhận xét, đánh giá của tác giả.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận.

Vì: Nếu không nắm vững kỹ năng bình luận thì vấn đề sẽ không được làm rõ, ý kiến cá nhân cũng không được chấp nhận vì dẫn chứng, lý lẽ không rõ ràng.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Con người dám và có kĩ năng tham gia bình luận để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có các cuộc tranh luận có hiệu quả, bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.

II. Cách bình luận

Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

   - Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

   - Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

   - Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

Luyện tập

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bình luận không phải giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

   - Mục đích ba kiểu bài này khác nhau.

   - Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đoạn trích Võ Thị Hảo về vấn đề giao thông có sử dụng kiểu lập luận bình luận. Điều này thể hiện ở:

   - Chủ đề lập luận: Vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.

   - Mục đích thuyết phục: hướng đến đề xuất “chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưới hái tử thần”, “không còn nghênh ngang trên đường phố”.

   - Các lập luận được triển khai chặt chẽ, có hệ thống và giàu sức thuyết phục.

   - Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món ăn văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian giao lưu, hội nhập toàn cầu.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Để viết được bài bình luận về vai trò của luật pháp và việc giáo dục pháp luật trong xã hội, cần:

   - Nêu được vai trò và ý nghĩa to lớn của pháp luật trong mỗi lĩnh vực của đời sống.

   - Hiểu biết và tôn trọng chính sách pháp luật.

   - Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân nói chung.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 cực ngắn, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học