Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2



Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

   - Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố cho mọi thành viên trong xã hội.

   - Có các quy tắc ngữ pháp chung là mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu,...

   - Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội.

* Lời nói là sản phẩm của cá nhân:

   - Sự vận động các yếu tố chung để tạo thành lời nói cụ thể.

   - Vận dụng linh hoạt các quy tắc ngữ pháp.

   - Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như: trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân.

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 | Ngắn nhất Soạn văn 11

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

   

   - Sử dụng các thành ngữ quen thuộc với toàn dân: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.

   - Các quy tắc kết hợp từ ngữ phổ biến trong ngôn ngữ chung.

   - Các quy tắc cấu tạo câu mang tính quy ước chung.

* Lời nói cá nhân:

   - Việc lựa chọn từ ngữ. Ví dụ: quanh năm mà không phải suốt năm...

   - Cách sắp xết từ ngữ rất sáng tạo: dùng đảo ngữ

       + Lặn lội thân cò (thân cò lặn lội).

       + Eo sèo mặt nước (mặt nước eo sèo).

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Chọn ý: Ngữ cảnh là bối cảnh của ngôn ngữ làm cơ sở cho mọi việc dùng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Bối cảnh của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

   - Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược.

   - Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự trang bị vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. Trong đó, 21 nghĩa sĩ đã hi sinh. Sự hi sinh vĩ đại này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn.

* Chi tiết có sự chi phối của ngữ cảnh:

       “Súng giặc đất rền

       Lòng dân trời tỏ”.

→ Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu thứ tự mở đầu bài văn tế: lòng dân >< súng giặc.

   - Ngoài ra những chi tiết khác cố sự chi phối của ngữ cảnh:

   Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Nghĩa sự việcNghĩa tình thái
Nghĩa chỉ sự vật, sự việc trong câuNghĩa chỉ tình cảm, thái độ, hoàn cảnh,... của câu nói.
Hành động, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ.Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
Do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ. bổ ngữ của câu biểu hiện.Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.

Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong lời nói của Bác Siêu có hai thành phần nghĩa:

   - Nghĩa sự việc do các thành phần chính biểu hiện (họ không phải đi gọi).

   - Nghĩa tình thái biểu hiện ở hai từ:

       + Dễ: Từ tình thái biểu hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.

       + Đâu: Từ tình thái biểu hiện ý phân trần, bác bỏ sự phủ nhận.

Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đăc điểm loại hình của tiếng ViệtVí dụ minh họa
1. Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở, mỗi tiếng là một âm tiết.

Tôi / đi / học.

3 âm tiết, 3 tiếng, 3 từ đơn.

2. Từ không biến đổi hình tháiAnh ấy nói với tôi là anh ấy sẽ đi du học.
3. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện nhờ trật tự từ và hư từQuyển sách này đọc rất hay.

Câu 8 (trang 121 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Phong cách ngôn ngữ báo chíPhong cách ngôn ngữ chính luận
1. Tính thông tin thời sự1. Tính công khai về lập trường chính trị
2. Tính ngắn gọn2. Tính chặt chẽ của hệ thống lập luận
3. Tính hấp dẫn, lôi cuốn3. Tính hấp dẫn, thuyết phục.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 cực ngắn, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học