Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo)



Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo)

III. Nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

Luyện tập

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a,

   - Nghĩa sự việc: hiện tượng thời tiết (nắng) ở hai miền Nam / Bắc có sắc thái khác nhau.

   - Nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái độ tin cậy cao.

b,

   - Nghĩa sự việc: ám ảnh mợ Du và thằng Dũng.

   - Nghĩa tình thái: khẳng định sự việc ở mức độ cao.

c,

   - Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử tù.

   - Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai.

d,

   - Nghĩa sự việc của câu thứ nhất nói về cái nghề của Chí Phèo (cướp giật và dọa nạt). Tình thái nhấn mạnh bằng từ chỉ.

   - Ở câu 3 đã đành là từ tình thái hàm ý miễn cưỡng công nhận một sự thật là mạnh vì liều (nghĩa sự việc).

Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo) | Ngắn nhất Soạn văn 11

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Cụm từ tình thái: nói của đáng tội.

b, Từ tình thái: có thể.

c, Từ tình thái: những.

d, Từ tình thái: kia mà.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

a, Điền tình thái từ hình như (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).

b, Điền tình thái từ dễ (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).

c, Điền tình thái từ tận (đánh giá khoảng cách là xa).

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Đặt câu

   Chưa biết chừng anh ấy sẽ đi vào miền Nam để tìm cơ hội mới cho bản thân.

   Cái áo này đáng giá 30 đồng là cùng.

   Ít ra bác cũng nên cho anh ý một cơ hội nữa.

   Tôi nghe nói anh ấy sẽ đi ra nước ngoài.

   Chả lẽ anh muốn đi thật sao?

   Hóa ra mọi chuyện không như chúng ta nghĩ.

   Sự thật là cô ấy đã bỏ anh ta.

   Nhưng người có quyền quyết định là anh cơ mà.

   Chúng tôi đã có những năm tháng rất vui vẻ đặc biệt là khi còn là sinh viên.

   Chuyện này tôi đã nói cho anh biết rồi đấy mà.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 cực ngắn, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học