Tóm tắt Nhưng nó phải bằng hai mày cực hay, ngắn (2 mẫu) - Ngữ văn lớp 10

Bài giảng: Nhưng nó phải bằng hai mày - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Bản tóm tắt bài Nhưng nó phải bằng hai mày Ngữ văn lớp 10 gồm các bài tóm tắt ngắn gọn, hay nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 10.

Tóm tắt Nhưng nó phải bằng hai mày

Tóm tắt Nhưng nó phải bằng hai mày (mẫu 1)

Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.

Tóm tắt Nhưng nó phải bằng hai mày (mẫu 2)

Truyện kể về một viên lí trưởng nổi tiếng là xử kiện giỏi. Cải và Ngô là hai người đi kiện, ai cũng mong muốn mình thắng kiện nên đã lót tiền trước cho ông lí. Cải lót trước năm đồng và ung dung chắc rằng mình sẽ thắng kiện nhưng anh ta lại không biết rằng Ngô đã âm thầm lót mười đồng. Khi xử kiện, Cải thua, Ngô là người thắng kiện. Cải xòe 5 ngón tay lên trước mặt, thầy lí cũng xòe năm ngón tay úp lên 5 ngón tay của Cải và kèm theo đó là lời nói "nhưng nó lại phải bằng hai mày".

Tóm tắt Nhưng nó phải bằng hai mày

Nội dung chính: Nhưng nó phải bằng hai mày

Nhưng nó phải bằng hai mày là câu chuyện cười về lối xử kiện vì tiền của quan lại, qua đó chúng ta thấy được bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.

Nhưng nó phải bằng hai mày - Ngữ văn lớp 10

A. Nội dung tác phẩm

Truyện kể về một viên lí trưởng nổi tiếng là xử kiện giỏi. Cải và Ngô là hai người đi kiện, ai cũng mong muốn mình thắng kiện nên đã lót tiền trước cho ông lí. Cải lót trước năm đồng và ung dung chắc rằng mình sẽ thắng kiện nhưng anh ta lại không biết rằng Ngô đã âm thầm lót mười đồng. Khi xử kiện, Cải thua, Ngô là người thắng kiện. Cải xòe 5 ngón tay lên trước mặt, thầy lí cũng xòe năm ngón tay úp lên 5 ngón tay của Cải và kèm theo đó là lời nói "nhưng nó lại phải bằng hai mày".

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Thể loại

a. Khái niệm: Truyện cười là những truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.

b. Đặc điểm

- Truyện cười thường khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên những hành động kệch cỡm, rởm đời hay dốt nát trong cuộc sống.

- Truyện thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ.

- Truyện cười mang ý nghĩa giải trí và giáo dục.

- Ngoài tiếng cười, nó tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, vì thế mới có ý kiến cho rằng, truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một thứ vũ khí đấu tranh đắc dụng của nhân dân ta.

c. Phân loại

- Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (tuy nhiên vẫn bao hàm giá trị giáo dục).

- Truyện trào phúng được sáng tác với mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (như: bọn quan lại bất tài, tham nhũng…). Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.

2. Tác phẩm

a. Thể loại: Truyện cười trào phúng.

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự.

c. Đối tượng phê phán:

- Thầy lí xử kiện;

- Cải và Ngô.

d. Giá trị nội dung: Truyện đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại. Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào tình cảnh bi hài, vừa đáng thương vừa đáng trách.

e. Giá trị nghệ thuật: Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo, câu chuyện đã để nhân vật tự bộc lộ bản chất.

C. Đọc hiểu văn bản

1. Mâu thuẫn gây cười

- Mẫu thuẫn làm bật lên tiếng cười trong tác phẩm: giữa sự đồn đại về danh tiếng xử kiện giỏi với phẩm chất bên trong tham lam của thầy lí. 

2. Thủ pháp gây cười

- Dùng cử chỉ kết hợp với lời nói của các nhân vật để làm tiếng cười bật ra.

- Lời nói và cử chỉ của thầy Cải trước mặt thầy lí như muốn nhắc số tiền anh ta đưa trước.

- Thầy lí xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải. → Cử chỉ phù hợp với điều thầy lí nói với thầy Cải. Nó còn ẩn chứa một nghĩa khác: đó là cái phải đã bị cái trái – là tiền, nhiều tiền và lễ vật lo lót úp lên, che đi mất rồi.

- Dùng cách chơi chữ để gây cười: "phải" trong câu nói mang nhiều nét nghĩa

+ Nghĩa thứ nhất: là lẽ phải chỉ cái đúng đối lập với cái sai.

+ Nghĩa thứ hai: là điều bắt buộc phải có.

- Lời thầy lí lập lờ, cả hai nghĩa ấy kết hợp với hai bàn tay úp lên nhau thì rõ ràng Ngô đã gấp hai. Tiếng cười bật ra từ chính nét đa nghĩa đó.

3. Ý nghĩa

- Phê phán việc xử kiện ở chốn công đường thời phong kiến – nơi lẽ phải được đo bằng tiền.

- Cách nhìn khách quan về người nông dân: vừa phê phán vừa cảm thông.

D. Sơ đồ tư duy

Nhưng nó phải bằng hai mày

Các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 hay và ngắn nhất khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

nhung-no-phai-bang-hai-may.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học