Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam



Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Nội dung ôn tập

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

   - Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

   - Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể

   - Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

* Lưu ý: Xem kĩ kiến thức ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Văn học dân gian gồm những thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

   - Những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi (sử thi anh hùng), truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ

        + Sử thi: có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần, nhịp, hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, kể về biến cố lớn trong cộng đồng dân cư cổ đại.

        + Truyền thuyết: kể về sự kiện và nhân vật lịch sử, có xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh những người có công với nước. Bên cạnh đó vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

        + Truyện cổ tích: là tác phẩm hư cấu có chủ định, kể về con người bình thường nhằm thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân

        + Truyện cười: ngắn,kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, nhằm mục đích giải trí, phê phán

        + Ca dao: kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả thế giới nội tâm con người

        + Truyện thơ: thơ phản ánh số phận và khát vọng con người

        + Chèo: là kịch dân gian, ca ngợi cái tốt đẹp, phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội

   - Bảng tổng hợp:

Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ Tục ngữ, Câu đố Ca dao, Vè ChèoTuồng dân gian

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng) Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Tây Nguyên xưa Hát - kể Xã hội Tây Nguyên thời cổ đại đang ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền dân tộc Người anh hùng sử thi có tầm vóc, sức mạnh và sự tài trí. Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng
Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử Kể - diễn xướng (lễ hội) Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật được tái hiện qua một cốt truyện hư cấu Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa. Từ cái lõi lịch sử có thật hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện cái nhìn, thái độ của nhân dân.
Truyện cổ tích Thể hiện ước mơ của nhân dân trong xã hội có giai cấp: chính nghĩa thắng gian tà Kể Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu Người con riêng, người con út, người nghèo, mụ dì ghẻ, phú ông, … Truyện hoàn toàn hư cấu, không có thật. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua ba chặng trong cuộc đời
Truyện cười Mua vui giải trí; châm biếm, phê phán xã hội (giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án, tố cáo giai cấp thống trị) Kể Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội Nhân vật là những người có thói hư tật xấu, những hủ tục… trong cuộc sống. Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười

Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thân phận của họ bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, không thể tự định đoạt hạnh phúc của mình, những giá trị tốt đẹp của họ không được người khác khẳng định. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ miêu tả phẩm chất, giá trị của họ thường xuất hiện sau cấu trúc "Thân em như…".

   - Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ nhung, ước mong được gặp nhau của tình yêu đôi lứa…

   - Những tình cảm đó thường được biểu hiện thông qua các hình ảnh như tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con thuyền, bến nước, gừng cay – muối mặn…

   - Ca dao hài hước gồm hai mảng, một là tiếng cười tự trào thể hiện niềm yêu đời, lạc quan của người nông dân; hai là tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan trước hoàn cảnh của bản thân, còn tiếng cười phê phán là tiếng cười nhằm vào những thói hư tật xấu trong xã hội.

b. Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao:

   - Thường lặp lại các mô thức mở đầu: thân em, em như, cô kia, ước gì,...

   - Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng: gừng cay - muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...

   - Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản đối lập.

   - Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).

   - Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc...

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi là:

       + So sánh: “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”, “Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực...”, “Cả một vùng nhão ra như nước”, “bè bạn như nêm như xếp”…

       + Phóng đại: “Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh”, “khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”

       + Thủ pháp trùng điệp: Nằm ở nội dung của các câu văn và ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như đặc điểm của Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ, lớn lao.

   - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa: mang một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kì ảo Kết cục của bi kịch Bài học rút ra
Cuộc xung đột An Dương Vương – Triệu Đà thời Âu Lạc Bi kịch tình yêu (lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia) Thần Kim Quy; lẫy nỏ thần, ngọc trai – giếng nước; Rùa Vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biển

Mất tất cả

-Tình yêu

-Gia đình

-Đất nước

Cảnh giác giữ nước, không chủ quan như An Dương Vương, không nhẹ dạ, cả tin như Mị Châu

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Sự chuyển biến hình tượng của nhân vật Tấm:

   - Ở giai đoạn đầu, Tấm thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc...). Ở giai đoạn này, Tấm chỉ biết trông đợi vào sự giúp đỡ của bên ngoài (ông Bụt).

   - Nhưng đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc (chim vàng anh, chiếc khung cửi đều lên tiếng dọa Cám và kết thúc truyện, Tấm đã buộc mẹ con Cám phải nhận một kết cục xứng đáng với tội ác của mình). Ở giai đoạn này, tuy Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện. Thay vào đó, Tấm đã chủ động hơn trong những hành động của mình.

   - Có thể nói, sở dĩ có sự phát triển về tính cách như vậy là vì ban đầu, Tấm chưa ý thức được thân phận của mình, mâu thuẫn chưa tới mức căng thẳng và quyết liệt. Hơn nữa, Tấm lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Tên truyện Đối tượng cười (Cười ai?) Nội dung cười (Cười cái gì?) Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười “òa” ra
Tam đại con gà Anh học trò “dốt hay nói chữ” Sự giấu dốt của con người Luống cuống khi không biết chữ kê Khi anh học trò nói câu: “Dủ dỉ là chị con công,…”
Nhưng nó phải bằng hai mày Thầy lí, Cải (và Ngô) Tấn bi hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ Đã đút lót tiền hối lộ mà vẫn bị đánh (Cải) Khi thầy lí nói: “(…) nhưng nó ại phải … bằng hai mày!”

Câu 5 (trang 102 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. – Cấu trúc “Thân em như …”

       "Thân em như hạt mưa sa

    Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày"

       "Thân em như cá trong lờ

    Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu"

       "Thân em như giếng giữa đàng

    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

   "Thân em như quả xoài trên cây

   Gió đông gió tây nó nam gió bắc

   Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành

   Một mai rụng xuống biết vào tay ai?"

       "Thân em như hạt cau khô

    Kẻ thanh tham mỏng, người khô tham dày".

   - Cấu trúc “Chiều chiều …”

       “Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

       “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

    Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm”.

       “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

    Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng”.

   - Mở đầu các bài ca dao theo cách lặp lại như vậy có tác dụng: tăng màu sắc gợi cảm cho người đọc.

b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao: tấm lụa đào, củ ấu gai, tấm khăn, ngọn đèn, trăng, sao, mặt trời,…

   Người bình dân thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, vũ trụ nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người thưởng thức.

c. Một số câu ca dao nói về:

   - Chiếc khăn, chiếc áo:

       “Em về, anh mượn khăn tay

    Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.”

       “Ước gì anh hoá ra hoa

    Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.”

   “Hôm qua tát nước đầu đình

   bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

   Em được thì cho anh xin

   Hay là em để làm tin trong nhà

   Áo anh sứt chỉ đường tà

   Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.”

       “Áo anh sứt chỉ đã lâu

    Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.”

    - Nỗi nhớ của những đôi lứ đang yêu:

       “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

    Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”

       “Mình về mình nhớ ta chăng ?

    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

       Năm quan mua lấy miệng cười

    Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.”

    - Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn:

       “Thuyền ơi có nhớ bến không ?

    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

       “Cây đa cũ, bến đò xưa

    Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.”

       “Tay nâng chén muối đĩa gừng

    Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”

d. Ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống:

       “Bà già đi chợ cầu Đông

    Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng

       Thầy bói gieo quẻ nói rằng

    Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.”

       “Cái cò là cái cò kì

    Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô

       Đêm nằm thì ngáy o o

    Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà.”

Câu 6 (trang 102 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu – cau là chất liệu của ca dao; các bài thơ của Nguyễn Bính cũng sử dụng rất nhiều chất liệu của ca dao; trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ lấy từ chất liệu ca dao (ví dụ như: Truyện Kiều: "Thiếp như hoa đã lìa cành / Chàng như con bướm lượn vành mà chơi". Ca dao: "Ai làm cho bướm lìa hoa / Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng").

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 cực ngắn, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học