Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê

(Khuê oán)



Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục:

+ Hai câu thơ đầu: Hình ảnh lẻ loi của người thiếu phụ chốn phòng khuê.

+ Hai câu thơ sau: Tâm trạng của người thiếu phụ khi trông thấy cây dương liễu ở đầu đường.

Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nhận xét về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:

   - Cấu tứ theo mạch cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người khuê phụ.

   - Người khuê phụ có sự thay đổi nhận thức: Nhìn mình, khuê phụ thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm

   - Hoàn cảnh ấy khiến người thiếu phụ sầu hận, xót thương.

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu. Màu dương liễu là màu của tuổi xuân, tuổi trẻ cũng là màu của li biệt. Chính bởi ý thức được điều này nên người thiếu phụ cảm thấy hối hấn khi đã để chồng đi kiếm tước hầu. từ suy nghĩ ấy, người thiếu phụ oán thán ấn phong hầu, căm ghét chiến tranh hi nghĩa.

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù toàn bài không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống con người. Nó hủy hoại tuổi trẻ, tuổi xuân của biết bao ngươi, nó phá tan hạnh phúc của mọi gia đình, làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của biết bao người. Chính bởi những lí do trên dù không nhắc đến hai chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn sục sôi niềm oán thán, phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 cực ngắn, hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học