Tiếng Việt 5 VNEN Bài 23A: Vì công lý
(Trang 51 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Kể tên những người có tài xử án mà em biết?
Trả lời
Những người có tài xử án mà em biết là:
Nguyễn Khoa Đăng
Bao Công (Trung Quốc)
Nguyễn Mại
Phí Trực
(Trang 51 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Phân xử tài tình"
(Trang 52 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A
Trả lời
a-5
b-3
c-1
d-7
e-4
g-6
h-2
(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 4. Cùng luyện đọc
(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
• Không tìm được chứng cứ phát hiện kẻ gian, quan án đã dùng cách gì đế tìm ra kẻ gian, nhanh chóng phá được vụ án?
• Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
Trả lời
(1) Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc tranh giành một tấm vải.
(2) Quan cho lính về nhà họ xem thì cả hai đều có khung cửi như nhau. Quan đã ra lệnh xé tấm vải làm đôi, mỗi người một nửa. Khi đó, một người đàn bà đã bật khóc và quan bảo đưa tấm vải cho người phụ nữ này rồi trói người kia lại.
(3) Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì họ không phải là người đổ bao công sức, mồ hôi, chính tay làm ra tấm vải ấy nên họ không xót xa và tiếc nuối.
(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Sắp xếp lại thứ tự các sự việc sau cho đứng dưới đoạn kể về cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa:
(1) “Đánh đòn” tâm lí: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sè làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm”.
(2) Cho gọi hết sư sãi, kê ăn người ơ trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
(3) Quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thĩnh thoáng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vị chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
(4) Nhờ sư cụ biện lễ cúng Phật.
Thứ tự đúng là: ................
Trả lời
Thứ tự đúng là: 4 -> 2 -> 1 -> 3
(4) Nhờ sư cụ biện lễ cúng Phật.
(2) Cho gọi hết sư sãi, kê ăn người ơ trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
(1) “Đánh đòn” tâm lí: “Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm”.
(3) Quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thĩnh thoáng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vị chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
(Trang 53 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn ý đúng để trả lời:
(1) Vì sao đê tìm ra kẻ lấy trộm tiền, quan lại cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn?
a. Vì quan tin là thóc trong tay ke gian sẽ nảy mầm.
b. Vì quan biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c. Vì quan cần có thời gian đế thu thập chứng cứ.
d. Vì quan tin là các chú tiểu thường tò mò.
(2) Quan án phá được các vụ án rất tài tình là nhờ những lí do nào?
a. Nhờ thông minh, có óc phán đoán.
b. Nhờ hiểu đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
c. Vì có người đã ngầm báo trước.
d. Vì yêu công lí, lẽ phải, thương dân.
Trả lời
(1) Vì sao đê tìm ra kẻ lấy trộm tiền, quan lại cho người trong chùa cầm thóc chạy đàn?
Đáp án đúng là: b. Vì quan biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
(2) Quan án phá được các vụ án rất tài tình là nhờ những lí do nào?
Đáp án đúng là: a, b, d
a. Nhờ thông minh, có óc phán đoán.
b. Nhờ hiểu đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
d. Vì yêu công lí, lẽ phải, thương dân.
(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Nhớ - viết: Cao Bằng (4 khổ đầu)
Trả lời
CAO BẰNG
Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần dần bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ôm lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Tìm tên riêng thích hợp với mỗi chỗ trông, biết rằng những tên riêng đó là:
Điện Biên Phủ, Công Lý, Côn Đảo, Sài Gòn,
Vỏ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Bê Văn Dàn.
a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù ........... là chị .............
b. Trong chiến dịch ............, anh ................ đã lây thân mình làm giá súng.
c. Anh ................ là người chiến sĩ biệt động ................. đã đặt mìn trên cầu ............... mưu sát Mắc Na-ma-ra.
Trả lời
a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.
b. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Bế Văn Đàn đã lấy thân mình làm giá súng.
c. Anh Nguyễn Văn Trỗi là người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na-ma-ra.
(Trang 54 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Tìm tên riêng bị viết sai trông đoạn thơ và viết lại vào vở cho đúng
Cửa gió Tùng Chinh
Đường tuần tra lên chóp Hai ngàn
Gió vù vù quất ngang cành bứa
Trông xa xa nhập nhòe ánh lửa
Vật vờ đầu núi sương sa.
Cửa gió này người xưa gọi
Ngã ba Cắt con suối hai chiều dâng lũ
Nơi gió Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai hội tụ
Chắn lối mòn lên đỉnh Tùng Chinh.
Trả lời
-Những từ bị viết sai trong đoạn thơ trên: Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, pù xai
-Sửa lại cho đúng là: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai.
(Trang 55 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Cùng người thân tìm một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh hoặc một câu chuyện kể về việc em làm để góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
Trả lời
Tôi xin kể câu chuyện Người bạn đường của chồn trắng. Câu chuyện này tôi đọc được trong cuốn kể chuyện 5. Vậy chồn trắng là ai, sau đây tôi xin kể lại câu chuyện:
Trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, chúng ta có rất nhiều chiến công thầm lặng đóng góp không nhỏ vào chiến thắng chung của dân tộc, trong đó có chiến công của các chiến sĩ lực lượng an ninh giải phóng. Câu chuyện tôi kể các bạn nghe có tên gọi Người bạn đường của chồn trắng, nhằm ca ngợi mưu trí của một trinh sát trong lực lượng an ninh ở chiến trường Tây Nguyên.
Chuyện xảy ra trong thời kì chống Mĩ. Lúc ấy đã quá trưa, trên một con đường xuyên rừng ở Tây Nguyên vắng vẻ, có một chiến sĩ quân Giải phóng đang hối hả đi ngược về biên giới Việt - Lào.
Đến một khúc ngoặt, bất ngờ người chiến sĩ ấy gặp một thanh niên ngồi nghỉ cạnh đường. Thấy người chiến sĩ Giải phóng đi tới, anh thanh niên liền gọi:
-Đồng chí ơi, nghỉ chân cái đã. Chờ tôi đi một thể cho vui. Gặp được người bạn đường, anh chiến sĩ Giải phóng liền vui vẻ nhận lời.
Họ vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, chả mấy chốc đã thành đồi bạn thân. Anh chiến sĩ Giải phóng lúc đầu hào hứng kể cho bạn nghe, nhưng sau thấy người thanh niên này quá tò mò thì anh bắt đầu cảnh giác hơn về lời nói của mình.
Trời tối, hai người dừng lại, mắc võng ngủ tạm ở một khu rừng. Anh chiến sĩ Giải phóng đặt mình xuống là ngủ ngay. Người thanh niên nọ vẫn huyên thuyên. Nhưng khi không thấy anh chiến sĩ Giải phóng đáp lại nữa thì hắn bỗng làm thinh và thận trọng xem anh ta đã ngủ sạy chưa. Sau đó hấn bật đèn pin ghi chép bằng một loại bút chì đặc biệt trên một cuốn sổ tay bé tí. Trong khi hắn ghí chép, anh chiến sĩ Giải phóng mặc dù ngáy rất to nhưng đã bí mật theo dõi việc làm mờ ám của hắn.
Hôm sau, trời vừa rạng sáng, họ dậy dọn hành trang rồi lại đi. Vượt qua một chặng đường dài họ nghỉ chân nấu cơm, ăn sáng. Gã thanh niên được phân công mang bi đông xuống suối lấy nước. Bất ngờ, anh chiến sĩ Giải phóng rút súng ra chĩa vào ngực hắn quát:
- Tên gián điệp khốn kiếp. Mày dừng hòng che mắt được tao. Mày đã bị bắt, giơ tay lên.
Hắn há hốc mồm kinh ngạc, hai cánh tay run rẩy giơ lên trời. Song hắn vẫn cố hỏi:
- Sao lại thế này? Anh điên à?
- Không, tao không điên, mày đã ghi lại những gì vào trong cuốn sổ? Lúc này gã thanh niên thực sự run sợ van xin được tha tội chết, xin biếu anh chiến sĩ Giải phóng một ít vàng, nhưng anh chiến sĩ Giải phóng đã giằn giọng kết tội hắn:
- Đồ gián diệp. Hãy dẹp cái trò ấy đi nếu không tao bắn chết ngay tức khắc.
Theo sự truy hỏi của anh, hắn đã khai thật về lai lịch và hoạt động của hắn như sau:
Tên hắn là Ngô Văn Miễn, quê ở Quảng Đả, 26 tuổi gia nhập đoàn "Bình Định'' của Mĩ - Ngụy hơn một năm nay.'Trong quá trình đi theo địch, hắn đã phá cơ sở cách mạng, tra khảo những người bị tình nghi là Việt Cộng. Hắn đã đánh chết hai người cách đây ba tháng, hắn bị quân Giải phóng bắt được và đem về cải tạo ở một trại giam trong rừng. Nhưng rồi một hôm hắn trốn thoát. Hắn đang trên đường đi tìm cơ sở thì gặp anh chiến sĩ Giải phóng.
Thế là rõ. Sau khi giải tên Miễn đi một đoạn đường, người chiến sĩ bỗng bắt hắn rẽ vào một hẻm núi rậm rạp. Tên phạm tội cảm thấy có điều gì chẳng lành bèn van xin. Nhưng người chiến sĩ vẫn cứng rắn:
- Mày là tên ngoan cố, tao phải khử mày.
Nói rồi, người kia rút súng, lên đạn chĩa vào ngực tên gián điệp:
- Cho mày nói lời cuối cùng.
Nhưng tên Miễn không nói gì, hắn nhắm mắt lại, miệng lẩm nhẩm. Bất ngờ, người kia cười ha hả:
- Thàng Miễn! Ông nội mi tha chết cho đó! Cám ơn ông nội mi đi!
Tên Miễn mở mắt đầy ngạc nhiên thì gã lại cười to hơn:
- Tao không phải là Việt Cộng. Tao là thượng cấp của mi. Tao thử mi đó. Đồ nhát gan như thỏ đế.
+ Nói xong gã cởi trói cho Miễn. Lúc này Miễn mới thực sự hoàn hồn, mừng rỡ rối rít. Từ đó hai đứa thực sự tin nhau. Chúng bàn với nhau kế hoạch hành động. Thì ra gã kia đâu phải là chiến sĩ Giải phóng, gã là một tên sĩ quan thám báo của Mĩ Ngụy, có biệt danh là "Chồn Trắng" khét tiếng nguy hiểm. Sau đó "Chồn Trắng" đưa Miễn giới thiệu với một số đầu mối nằm vùng của hắn.
Công việc của tên "Chồn Trắng" tưởng như đang thuận đà tiến tới thì chỉ sau một thời gian ngắn, tất cả các cơ sở của hắn đều bị cơ quan an ninh Giải phóng khám phá. Cuối cùng tên "Chồn Trắng" cũng bị tóm cổ. Hắn gặp đủ mặt đồng bọn trong trại giam, chỉ có Miễn là không thấy.
Vậy Miễn ở đâu?
Xin tiết lộ bí mật: Miễn, người bạn đường của "Chồn Trắng" là một chiến sĩ trinh sát an ninh nhân dân Giải phóng. Tên thật của anh là Lê Quang. Anh đã dùng mưu đưa được "Chồn Trắng" và đồng bọn vào bẫy, phá vỡ mộng bình định của chủng ở vùng này.
Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 5 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
- Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Bài 24A: Giữ gìn trật tự, an ninh
- Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo
- Bài 24C: Ôn tập tả đồ vật
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều