Tiếng Việt 4 VNEN Bài 18B: Ôn tập 2

1 (Trang 194 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Kể về các trò chơi dân gian mà em biết.

- Xem một số bức ảnh về các trò chơi dân gian.

- Nói xem trong mỗi bức ảnh đó là trò chơi gì. Thường diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

Tiếng Việt 4 VNEN Bài 18B: Ôn tập 2 | Soạn Tiếng Việt lớp 4 VNEN hay nhất

Gợi ý trả lời:

Tranh Tên trò chơi Diễn ra ở đâu Thời điểm nào
Tranh 1 ô ăn quan ở sân trường hoặc ở nhà giờ ra chơi và những lúc rảnh rỗi
Tranh 2 rước đèn trung thu sân đình, đường phố, nhà văn hóa dịp Tết Trung thu
Tranh 3 múa lân nhà văn hóa, đường phố, làng quê lễ, Tết
Tranh 4 trồng nụ trồng hoa ở sân trường hoặc ở nhà giờ ra chơi và những lúc rảnh rỗi
Tranh 5 chọi trâu làng quê, sân vận động, bãi đất làng ngày hội làng, lễ, Tết
Tranh 6 đua thuyền trên sông, hồ ở làng quê ngày hội làng, lễ, Tết

2 (Trang 195 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Thi đọc.

3 (Trang 195 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:

Chúng tôi dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H'mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.

Viết kết quả vào bảng nhóm theo mẫu:

Danh từ M: thị trấn
Động từ M: đeo
Tính từ M: nhỏ

Gợi ý trả lời:

Danh từ chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, H'mông, mắt, mí, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng hổ, quần áo, sân.
Động từ dừng lại, đeo, chơi đùa.
Tính từ nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.

4 (Trang 195 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ trong các câu của đoạn văn ở hoạt động 3.

M : - Chúng tôi làm gì?

Gợi ý trả lời:

- Nắng phố huyện như thế nào?

- Những em bé H'mông như thế nào?

- Những em bé Tu Dí, Phù Lá như thế nào?

5 (Trang 195 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Nghe thầy cô đọc, viết bài thơ vào vở: "Đôi que đan".

6 (Trang 196 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Cho đề bài "Tả một đồ dùng học tập của em", hãy:

a) Quan sát một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

b) Lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ dùng học tập ấy

c) Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp

d) Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.

Gợi ý trả lời:

a) Quan sát một đồ dùng học tập mà em yêu thích: Chiếc cặp sách.

b) Lập dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc cặp sách.

- Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp sách của em ở đâu mà có (do ba/mẹ em tặng nhân ngày khai giảng năm học mới/ nhân ngày sinh nhật).

- Thân bài:

   + Tả bao quát bên ngoài: Chiếc cặp được có màu nâu, được làm bằng chất liệu da sờ vào rất mềm mại. Cặp có kích thước không quá lớn, vừa đủ để em cất sách vở và đồ dùng học tập bên trong. Mặt trước của chiếc cặp có in hình một chú gấu màu xanh lá cây. Phía trên cặp có một quai xách cũng được làm bằng da khá lớn và chắc chắn. Phía sau, cặp có hai dây mang. Khóa cặp được làm bằng sắt chắc chắn, lại được mạ thêm một lớp ánh bạc bắt mắt.

   + Tả các bộ phận bên trong: Cặp có hai ngăn chính và hai ngăn nhỏ ở bên trong cùng. Ở hai bên cạnh túi có hai ngăn túi nhỏ bằng lưới. Vách ngăn của cặp được làm bằng vải da, vừa sạch lại vừa bền.

- Kết bài: Em rất thích chiếc cặp đó.

c) Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp.

Chiếc cặp sách em đang dùng đã cũ, còn bị rách quai. Em ước sinh nhật mình sẽ có một chiếc cặp sách mới. Không ngờ điều ước của em đã trở thành sự thật. Vào ngày sinh nhật, bố có tặng cho em một chiếc cặp sách rất đẹp.

d) Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.

Em rất thích chiếc cặp đó vì đó là món quà mà mẹ đã tặng cho em. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận để nó luôn bên em trong suốt những năm học sau này và cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng kỳ vọng của bố.

7 (Trang 196 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 1) Đọc mở bài và kết bài của em trước lớp. Cả lớp và thầy cô bình chọn những mở bài, kết bài hay.

Đọc đoạn văn mở bài và kết bài miêu tả đồ dùng học tập của em cho người thân nghe và sửa bài theo góp ý của người thân.

   

Xem thêm các bài Soạn Tiếng Việt 4 chương trình VNEN hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học