5+ Soạn bài Thánh Gióng (mới)

Thánh Gióng - lớp 6 Chân trời sáng tạo

Thánh Gióng - lớp 6 Cánh diều

Thánh Gióng - lớp 6 Kết nối tri thức




Lưu trữ: Soạn bài Thánh Gióng (sách Văn 6 cũ)

4 phần

+ P1: Từ đầu ... nằm đấy: Sự ra đời kì lạ của Gióng.

+ P2: Tiếp ... cứu nước: Gióng đòi đi đánh giặc.

+ P3: Tiếp ... lên trời: Gióng đánh giặc và ra đi.

+ P4: Còn lại: Sự bất tử của hình tượng Gióng.

+ Là truyền thuyết tiêu biểu về người anh hùng đánh giặc ngoại xâm cứu nước

+ Thể hiện niềm tự hào về sức trẻ của dân tộc, niềm mơ ước của ND về người anh hùng dân tộc.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22):

- Nhân vật: Thánh Gióng, bố mẹ Gióng, dân làng, sứ giả, vua....

- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong xây dựng nhân vật:

   + Sự ra đời kì lạ

   + Lên ba chưa biết nói cười

   + Nghe sứ giả rao tìm người tài => biết nói

   + Lớn nhanh như thổi

   + Vươn vai thành tráng sĩ

   + Gióng về trời

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 22-23):

a/ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng được đặt lên hàng đầu.

b/ Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt: đánh giặc cần cả lòng yêu nước và vũ khí sắc bén, phản ảnh thành tựu văn hóa kĩ thuật của nhân dân ta thời đó

c/ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu: Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, Gióng là sức mạnh của cộng đồng

d/ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công, nói lên sự trưởng thành vượt bậc của tinh thần dân tộc trước nạn ngoại xâm

đ/ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: Gióng linh hoạt, đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước- vũ khí thô sơ, bình thường nhất

e/ Gióng thắng giặc, về trời: sự ra đi phi thường của người anh hùng, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng lập chiến công không màng danh lợi và sự bất tử của người anh hùng

Câu 3 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 23):

- Ý nghĩa hình tượng Gióng:

   + Là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

   + Là hình tượng đáng tự hào về sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ trước đến nay

Câu 4 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 23):

Sự thật lịch sử:

   + Thời đại Hùng Vương, một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc

   + Những cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta với giặc ngoại xâm

   + Người Việt lúc bấy giờ đã biết chế tạo ra vũ khí bằng sắt và đoàn kết đánh giặc

   + Các địa danh lịch sử: Núi Sóc, chân núi Trâu, làng Cháy.

   + Có làng Phù Đổng, đền thờ Thánh Gióng và Hội Gióng.

Câu 1 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 24): (HS trình bày ý kiến về hình ảnh đẹp nhất của Gióng)

- Hình ảnh Gióng nhổ tre đánh giặc

=> Hình ảnh thể hiện sự dũng cảm và thông minh của gióng, gióng thắng giặc bằng cả những gì thân thương gần gũi nhất của dân tộc

Câu 2 (SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 24):

- Hội thi mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:

   + Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên - lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.

   + Đề cao sức mạnh của Gióng và niềm mong mỏi rèn luyện sức khỏe, noi theo người anh hùng dân tộc của thế hệ trẻ

Bài giảng: Thánh Gióng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Bố cục

- Phần 1: Từ đầu → đặt đâu nằm đấy: sự ra đời kỳ lạ của Gióng.

- Phần 2: Tiếp → Cứu nước: Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.

- Phần 3: Tiếp đến → bay lên trời: Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.

- Phần 4: Còn lại: Gióng bay về trời.

Tóm tắt

Hùng Vương thứ 6 có hai vợ chồng ông lão làm ăn chăm chỉ phúc đức mà vẫn không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân mình vào vết chân to, về nhà thì thụ thai. Mười hai tháng sau đẻ ra một cậu bé khôi ngô tuấn tú nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi.

Khi giặc Ân đến, vua sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Gióng nghe thấy tiếng sứ giả bèn cất tiếng nói và yêu cầu nhà vua chuẩn bị đồ để Gióng đánh giặc.

Sau khi gặp sứ giả Gióng ăn khỏe và lớn nhanh như thổi. Gia đình và làng xóm góp gạo nuôi Gióng. Sứ giả mang đồ đến, Gióng ra trận, đánh tan giặc Ân và bay về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ. Bây giờ vẫn còn dấu tích như tre đằng ngà, làng Cháy.

Soạn bài

Câu 1 (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Trong truyện Thánh Gióng có nhiều nhân vật: Vợ chồng ông lão ở làng Gióng, cậu bé (tráng sĩ Gióng), sứ giả, nhà vua, dân làng

b. Gióng là nhân vật chính.

c. Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và giàu ý nghĩa của nhân vật Gióng.

- Sự ra đời kỳ lạ:

     + Ướm chân vào vết chân to → thụ thai

     + Mang thai 12 tháng.

- Lên 3 tuổi không biết nói, đặt đâu nằm đấy.

- Cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc → thể hiện lòng yêu nước lòng căm thù giặc.

- Sau khi gặp sứ giả → lớn nhanh như thổi, ăn khỏe → cả làng góp gạo nuôi.

- Vươn vai thành tráng sĩ, ngựa phun lửa, nhổ tre đánh giặc, bay về trời.

Câu 2 (trang 22 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Ý nghĩa các chi tiết.

Chi tiết Ý nghĩa
Tiếng nói đầu tiên: đòi đi đánh giặc

- Ca ngợi lòng yêu nước,lòng căm thù giặc.

- Việc cứu nước đặt lên hàng đầu.

- Ý thức chống giặc ngoại xâm luôn tiềm ẩn trong nhân dân.

Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc

- Ý thức đánh giặc của người anh hùng.

- Vũ khí sắc bén là yếu tố cần khi đánh giặc.

- Phản ánh thành tựu văn hóa kỹ thuật thời Hùng Vương → thời đại văn minh: đồ sắt thay thế cho đồ đá

Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

- Gióng lớn lên trong sự che chở, nuôi dưỡng của nhân dân.

- Sức mạnh của Gióng cũng là sức mạnh của nhân dân từ những cái bình thường giản dị.

Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

- Sức sống mãnh liệt kỳ diệu của Gióng- nhân dân → sức mạnh tình đoàn kết mỗi khi có giặc.

- Muốn chiến thắng được giặc ngoại xâm cần có sức mạnh → ước mơ của nhân dân có đủ sức mạnh để đánh giặc.

Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

- Khắc phục khó khăn.

- Tre nứa trở thành vũ khí chiến đấu của nhân dân.

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời. - Gióng là một vị thần, thay trời hành đạo.

Xong việc Gióng bay về trời → sự bất tử của người anh hùng.

Câu 3 (trang 23 Ngữ Văn 6 Tập 1): Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng.

- Hình tượng Thánh Gióng là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay buổi đầu lịch sử về người anh hung cứu nước chống ngoại xâm.

- Thánh Gióng tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc.

Câu 4 (trang 23 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử:

     + Thời đại Hùng Vương nhân dân phải thường xuyên chống giặc ngoại xâm để bảo vệ phương Bắc.

     + Thời Hùng Vương chính là thời đại văn minh của đồ sắt.

     + Cả cộng đồng đoàn kết tham gia vào cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Luyện tập

Bài 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hình ảnh đẹp nhất của Gióng trong tâm trí em chính là hình ảnh Gióng đánh tan giặc Ân.

Bài 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Hội thể thao của nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì: Đó là hội thi biểu dương sức khỏe,lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đẹp đẽ về chàng trai làng Phù Đổng (Thánh Gióng) làm biểu tượng cho ý nghĩa tinh thần yêu nước.

Soạn bài Thánh Gióng (ngắn nhất)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học