Quan sát hình 6.4 và mô tả cơ chế hình thành đột biến lệch bội, đột biến đa bội

Câu hỏi 3 trang 33 Sinh học 12: Quan sát hình 6.4 và mô tả cơ chế hình thành đột biến lệch bội, đột biến đa bội.

Quan sát hình 6.4 và mô tả cơ chế hình thành đột biến lệch bội, đột biến đa bội

Lời giải:

- Cơ chế hình thành đột biến lệch bội: Trong giảm phân, sự rối loạn phân li của một hoặc một vài cặp NST trong giảm phân (cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng không phân li trong giảm phân I hoặc chromatid chị em không phân li trong giảm phân II) dẫn đến hình thành các giao tử lệch bội (n + x hoặc n – x). Trong thụ tinh, giao tử lệch bội kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường hình thành nên hợp tử lệch bội. Ngoài ra, đột biến lệch bội cũng có thể phát sinh trong nguyên phân, sự rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở các tế bào soma sẽ làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành nên thể khảm.

- Cơ chế hình thành đột biến đa bội:

+ Đa bội cùng nguồn: Trong giảm phân, sự không phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể dẫn đến hình thành giao tử có bộ nhiễm sắc thể 2n, sự kết hợp giữa các giao tử 2n với nhau hoặc với giao tử n sẽ hình thành thể 4n và 3n. Tự đa bội cũng có thể phát sinh trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hình thành nên thể tứ bội (4n) hoặc trong quá trình nguyên phân của tế bào soma hình thành nên thể khảm.

+ Đa bội khác nguồn: được hình thành do lai xa và đa bội hóa. Con lai được tạo ra do lai xa và đa bội hóa chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của cả 2 loài.

Lời giải bài tập Sinh 12 Bài 6: Đột biến nhiễm sắc thể hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác